Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm.
Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang
Vào thế kỷ XVIII, trên núi Sam người dân địa phương đã phát hiện bức tượng Bà Chúa Xứ. Sau đó được 9 cô gái đồng trinh khênh xuống đến đoạn Miếu Bà ngày nay thì bỗng nặng trĩu nên nhân dân ngầm hiểu bà muốn xây dựng miếu thờ ở nơi đây. Miếu bà chúa Xứ ban đầu rất đơn sơ sau dần được xây dựng mở rộng nhiều lần khác nhau. Hiện nay kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, Chính Điện mang đậm phong cách kiến trúc Ấn Độ.
Có truyền thuyết khác của Miếu Bà Chúa Xứ liên quan đến một vị quan tướng quân Thoại Ngọc Hầu vốn cai quản xây dựng phát triển vùng Châu Đốc ngày nay. Nhờ Bà Chúa Xứ phù hộ độ trì ông dẹp giặc ngoại xâm vùng biên giới. Miếu ra đời Sau khi Thoại Ngọc Hầu về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa.
→ Chùa Dâu ở đâu tỉnh Bắc Ninh..?
→ Lễ hội Đền Đô ở đâu và tổ chức vào ngày nào năm 2025..?
→ Lễ hội đền Hàn Sơn Mẫu Thoải Tiên Thanh Hóa
Lễ hội miếu bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang ở đâu..?
Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở chân núi Sam, số 132 Châu Thị Tế, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam.
- Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
- Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bốn bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
- Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
- Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
- Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.
Ý nghĩa của lễ hội Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ có ý nghĩa thờ cúng giống với thờ Mẫu như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn..Bà là vị thần mẫu che chở bảo vệ, dậy dỗ muôn dân. Mọi người thường đến Miếu Bà cầu xin tài lộc, sức khỏe, con cái, kinh doanh may mắn cho bản thân và gia đình, đặc biệt vào những ngày tổ chức lễ hội 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Lễ hội Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang là nơi giao thoa kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Bà Chúa Xứ là Nam hay nữ
Vào năm 1941 nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã nghiên cứu và cho rằng, tượng Bà vốn thuộc nhóm tượng thần Vishnu (nam thần). Theo nghiên cứu và dự đoán, tượng Bà có giá trị nghệ thuật rất cao và được tạc rất tinh xảo vào cuối thế kỷ thứ VI. Rất có thể, tượng Bà là một hiện vật còn sót lại của nền văn minh Óc Eo. Cũng theo ghi chép lại của nhà văn Nam Sơn thì tượng bà là tượng Nam của người Khmer trên đỉnh núi Sam, sau được người dân địa phương đưa xuống cải trang nước sơn trang trí thành tượng nữ và lập miếu thờ cúng. Theo sách Kỷ lục An Giang, 2009, thì tượng Bà là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”.
kinh nghiệm đi lễ bà chúa xứ
Di chuyển đến Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang như thế nào..?
Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang nên việc di chuyển khá dễ dàng. Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể bắt xe từ Bến xe miền tây, chọn xe khách về Châu Đốc mất khoảng 5 tiếng đồng hồ. Còn nếu bạn tự lái xe thì di chuyển theo hướng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận và tìm đường đến Quốc lộ 91 với quãng đường 207km là sẽ đến được trung tâm thành phố Châu Đốc.
Cách xin lộc Bà Chúa Xứ
Khi đi lễ Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang bạn đừng quên xin lộc may mắn. Trong túi lộc Bà Chúa Xứ An Giang sẽ có những phần quà ngẫu nhiên, đôi khi đó là tiền hoặc cũng có thể là một mảnh từ chiếc áo của Bà Chúa Xứ được cắt ra. Khi có lộc chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn nên hãy trân trọng những gì được nhận.
Cách trả lễ Bà Chúa Xứ
Hành hương trả lễ tạ là lễ để tạ ơn các vị thần linh ở những nơi đã “xin lộc”. Mâm xin lộc gồm như sau:
- Trái Cây
- Đèn Cầy
- Chè
- Xôi
- Gạo hủ
- Nhang rồng phụng 5 tất
- Muối hủ
- Trà pha sẵn
- Giấy cũng Bà Chúa Xứ
- Trầu cau
- Cháo trắng
- Heo quay
- Vịt luộc
- Gà luộc
- Bánh bao
- Rượu nếp
- Bánh kẹo
Bài Văn khấn trả lễ bà Chúa Xứ
Việc thực hiện cúng khấn phải nghiêm trang, thành tâm:
“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là:
Trú tại:……………
Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.