Giới thiệu lịch sử Chùa Dâu, Chùa Dâu ở Đâu, Kiến Trúc Chùa Dâu

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu

Giới thiệu chùa Dâu Bắc Ninh ở đâu
Giới thiệu chùa Dâu Bắc Ninh ở đâu

→ Lễ hội đền Suối Mỡ Bắc Giang tổ chức vào ngày nào..?

→ Đền Suối Mỡ Bắc Giang ở đâu..?

Chùa Dâu ở đâu

Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực bắt nguồn của phong tục thờ tứ pháp ở 4 chùa trên địa bàn là 4 vị nữ thần cai quản 4 hiện tượng thiên nhiên mây, mưa, sấm, chớp gồm: Chùa Dâu thờ Pháp Vân (Thần Mây), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (Thần Mưa), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (Thần Sấm), chùa Dàn thờ Pháp Điện (Thần Chớp). Hiện nay do chùa Đậu đã bị phá hủy do chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu (Thần mưa) được mang về thờ tại chùa Dâu.

chùa dâu bắc ninh
chùa dâu bắc ninh
tượng Đại Thánh Pháp Vân chùa Dâu
tượng Đại Thánh Pháp Vân chùa Dâu

Lễ hội Cô Chín Đền Sòng Sơn Đền Chín Giếng Thanh Hóa vào ngày nào..?

→ Phủ Dầy ở đâu, thờ những ai..?

Chùa Dâu có từ bao giờ, chùa Dâu cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu được xây dựng rất sớm vào năm 187 và hoàn thành năm 226. Đến năm 1313, vua Trần Anh Tông đã chỉ định trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thiết kế lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.

Chùa Dâu thờ thần gì

Chùa Dâu thờ chính là bà Dâu hay còn gọi Pháp Vân (là thần Mây) 1 trong tứ Pháp còn có Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện nằm trong vùng Dâu, thuộc thành Luy Lâu là cái nơi khởi nguồn thờ Tứ Pháp tại Việt Nam.

Chùa Dâu thờ thần gì
Chùa Dâu thờ thần gì

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang tổ chức vào ngày nào năm 2024..?

Chùa Dâu có tên gọi khác là gì

Chùa Dâu còn có nhiều tên gọi khác là: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự, chùa Cả..

Kiến trúc chùa Dâu

Chùa được xây dựng theo lối “Nội công ngoại quốc” có tổng diện tích khoảng 177m2. Bước qua cổng tam quan chúng ta sẽ gặp dãy nhà Tiền thất gồm 7 gian, 2 chái là nơi tiếp đón bày lễ cho quan khách gần xa.

bậc thềm chân tảng đá kê cột nhà gỗ chùa dâu bắc ninh
bậc thềm chân tảng đá kê cột nhà chùa gỗ chùa dâu bắc ninh
kiến trúc chùa Dâu Bắc Ninh
kiến trúc chùa Dâu Bắc Ninh

Tiếp đến sân chùa là tháp Hòa Phong 3 tầng cao khoảng 17m (trước đây tháp có 9 tầng nhưng đã mai một 6 tầng do thời gian). Trong tháp có 4 vị Thiên Vương Tứ Trấn và treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Bên ngoài trước tháp bên phải có một tấm bia đá vuông được dựng năm 1738. Ngoài cùng mặt trước bên phải có một tượng cừu đá (dấu ấn của văn hoá nhà Hán, ghi nhận sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu xưa).

Tháp Hòa Phong Chùa Dâu
Tháp Hòa Phong Chùa Dâu
Tháp Hòa Phong Chùa Dâu Bắc Ninh
Tháp Hòa Phong Chùa Dâu Bắc Ninh
Tứ trấn Thiên Vương và Chuông khánh chùa Dâu Bắc Ninh
Tứ trấn Thiên Vương và Chuông khánh chùa Dâu Bắc Ninh

Bên trong gồm 3 dẫy nhà chính thông nhau gồm: Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện

Nhà Tiền Đường cũng rộng 7 gian, 2 chái có hệ thống bậc tam cấp chạy hết 5 gian, ở chính giữa có cặp rồng bậc thềm đá theo phong cách thời nhà Trần. Bên trên là hàng chân tảng kê cột gỗ lim có từ rất lâu đời. Dưới sân có bộ Lư hương đá để mọi người thắp hương khói hàng ngày. Bên trong nhà Tiền Đường thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Bát Bộ Kim Cương và các vị Thánh Hiền..

Lư hương đá và bậc thềm đá nhà Tiền Đường Chùa Dâu Bắc Ninh
Lư hương đábậc thềm đá nhà Tiền Đường Chùa Dâu Bắc Ninh
Kiến trúc đỉnh hương đá bậc thềm chân tảng đá chùa Dâu Bắc Ninh
Kiến trúc đỉnh hương đá bậc thềm chân tảng đá chùa Dâu Bắc Ninh

Nhà Thiêu Hương nối Tiền Đường và Thượng Điện có chiều dài 9,40m, rộng 5,55m, mặt nền thấp hơn thượng điện, gồm 3 gian. Bên trong có thờ Thập điện Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà.

Nhà Thượng Điện là nơi cao nhất dài 13,90m, rộng 10,65m, gồm 1 gian, 2 chái và là nơi quan trọng nhất. Trong Thượng Điện có bày ban thờ Bát Hương Đại Thánh Pháp Vân Phật (gọi tắt là Pháp Vân), tượng Bà Trắng, Bà Đỏ, Thạch Quang Phật, Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Nhà Hậu đường gồm 9 gian. Đây là nơi thờ Đức ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật. Trung tâm điện Phật có các tượng Tam Thế, Quan Âm chuẩn đề.

Nhà Tổ: nằm sát bên trái hậu đường tòa này thờ Tổ và thờ Mẫu.

Khu lăng mộ Vườn Tháp: Hiện nay có 8 mộ tháp của các vị trụ trì cao tăng trong chùa Dâu có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Khu lăng mộ Vườn Tháp chùa Dâu
Khu lăng mộ Vườn Tháp chùa Dâu

Hai bên dãy hành lang song song chùa còn 18 pho tượng của các vị La Hán nối liền tiền thất và hậu đường được thể hiện vô cùng sinh động.

Lễ hội chùa Dâu tổ chức vào ngày nào

Hằng năm, lễ hội diễn ra vào ngày mùng 8 đến mùng 9 tháng 4 âm lịch với quy mô lớn. Hoạt động rước kiệu từ Năm ngôi chùa lớn tại ba xã của tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp Vân (bà Dâu -chùa Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) và Phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm để rước về và tổ chức các hoạt động tại đây như: “Mẹ đuổi con”, sau đó diễn ra trò “cướp nước” được đón đợi nhiều nhất, khi có hiệu lệnh, kiệu bà Sấm, bà Đậu, bà Mưa đua nhau rước chạy ra tam quan. Kiệu rước bà nào đến trước thì bà đó được nước, là thắng. người dân quan niệm rằng, nếu là bà Đậu thì năm ấy được mùa, nếu là bà Tướng thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở.

Trong phần Hội người dân các xã tham gia vào các hoạt động cổ truyền như múa gậy, cướp nước, mẹ đuổi con và nhiều trò diễn xướng dân gian như chầu văn, hát chèo, hát trống quân..

Ý nghĩa lễ hội chùa Dâu

Lễ hội chùa Dâu rước các vị thần Tứ Pháp là đại diện cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp gắn liền với thời kỳ nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ xa xưa nên ý nghĩa lễ hội chùa Dâu là những mơ ước của người dân cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu trong nông nghiệp, sức khỏe thịnh vượng, may mắn cho muôn dân.

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh tổ chức vào ngày nào
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh tổ chức vào ngày nào

Hướng dẫn đi chuyển đến chùa Dâu Bắc Ninh

Nếu bạn đi từ Hà Nội di chuyển qua thành phố Bắc Ninh có thể đi xe buýt tuyến 204 với lộ trình tại tỉnh Bắc Ninh là: Ngã tư Phú Thị – Đường 181 – Phố Sủi – Keo – Kim Sơn – Chùa Keo – Phố Toàn Thắng – Đức Hiệp – Xuân Lâm – Hà Mãn – chùa Dâu – Thanh Hoài – Tam Á – Phố Khám – Thị trấn Hồ. Bến xuống ở chợ Dâu, cách chùa Dâu 400m đi bộ.

Bài viết liên quan

Văn khấn Đền Bắc Lệ Lạng Sơn
Văn khấn Đền Bắc Lệ Lạng Sơn

Văn khấn Đền Bắc Lệ lạng sơn Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật ( lặp lại 3 lần) Con lạy 9 phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật 10 phương, Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng Tiếp Dẫn Đạo Sư A[...]

Lễ hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn được tổ chức vào ngày nào..?
Lễ hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn được tổ chức vào ngày nào..?

Lễ Hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn được tổ chức vào ngày nào..? Lễ hội chính thức của đền Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Các sự kiện tổ chức trải dài trong vòng 3 ngày từ 18 đến 20/9 âm lịch hàng[...]

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn ở đâu..?
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn ở đâu..?

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn ở đâu..? Đền Bắc Lệ Lạng Sơn hay Đền Công Đồng Bắc Lệ là một quần thể gồm nhiều di tích tọa lạc trên một quả đồi giữa khu Nam của Thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền cách thành phố Lạng Sơn 80km về[...]

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn Thờ Ai..?
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn Thờ Ai..?

Đền Bắc Lệ lạng Sơn Thờ Ai..? Đền Bắc Lệ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn hay Lâm Cung Thánh Mẫu hiển linh cai quản miền rừng núi. Trong đền có thờ Chầu Bé Bắc Lệ – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ.. Ngoài ra Đền Công Đồng Bắc Lệ còn thờ công[...]

Văn khấn đền Suối Mỡ Bắc Giang – Sắp lễ đền Suối Mỡ Bắc Giang
Văn khấn đền Suối Mỡ Bắc Giang – Sắp lễ đền Suối Mỡ Bắc Giang

Văn khấn đền Suối Mỡ Bắc Giang Nam mô A Di Đà Phật!  Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Mẫu Thượng Ngàn, Công Chúa Quế Mỵ Nương và các bậc Thánh Thần cai[...]

Đền Suối Mỡ Bắc Giang ở đâu..?
Đền Suối Mỡ Bắc Giang ở đâu..?

Đền Suối Mỡ ở đâu..? Địa chỉ đền Suối Mỡ Bắc Giang Đền Suối Mỡ tọa lạc tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Đây là quần thể di tích gồm nhiều Đền, Chùa thờ chính Thánh mẫu Thượng Ngàn vốn là công chúa Quế Mỵ Nương con gái vua Hùng Định Vương.[...]

Lễ hội Đền Suối Mỡ Bắc Giang tổ chức vào ngày nào..?
Lễ hội Đền Suối Mỡ Bắc Giang tổ chức vào ngày nào..?

Lễ hội Đền Suối Mỡ Bắc Giang tổ chức vào ngày nào..?  Lễ hội Đền Suối Mỡ Bắc Giang được tổ chức trong 03 ngày (30/3 đến 02/4 âm lịch) hàng năm. Trong đó ngày 1/4 âm lịch là bắt đầu khai hội. Lễ hội Đền Suối Mỡ đã được Bộ Văn hóa Thể thao[...]

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười Nghệ An đầy đủ nhất
Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười Nghệ An đầy đủ nhất

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười Bài khấn xin lộc Ông Hoàng Mười Nghệ An → Lễ hội Đền ông Hoàng Mười Nghệ An ở đâu năm 2025..? → Lễ hội đền Suối Mỡ Bắc Giang tổ chức vào ngày nào..? → Bài văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười Nghệ An đầy đủ[...]