Phủ Dầy Nam Định - Phủ Chính Tiên Hương Công Chúa Liễu Hạnh

Công Chúa Liễu Hạnh Mẫu Thượng Thiên và Di Tích Phủ Dày Vụ Bản Nam Định

Tóm Tắt Sự tích đền công chúa Liễu Hạnh là ai..? Thánh Mẫu Thượng Thiên Là Con Của Ai..? 

Công Chúa Liễu Hạnh hay còn gọi Thánh Mẫu Liễu Thượng Thiên trong Tam Phủ MẫuTứ Phủ Mẫu rất phổ biển ở khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ. Tương truyền bà là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng, trong một lần làm vỡ chén ngọc đã bị giáng xuống trần gian làm người phàm vào thời nhà Lê. Sau này do tài đức vẹn toàn và giúp đỡ nhân dân nên đã được lưu danh sử sách và lập nhiều đền miếu thờ trên khắp cả nước.

Phủ Chính Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Phủ Chính Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Bà được sử sách ghi lại qua rất nhiều câu chuyện khác nhau và được coi là một trong Tứ Bất Tử của dân gian Việt Nam gồm có Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)Chử Đồng Tử.

Sự Tích 3 lần giáng trần của mẫu Liễu Hạnh

Lần Giáng sinh thứ nhất là vào đầu thời Hậu Lê công chúa đã đầu thai nhà ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng vào ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu (1433) tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, Phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Nàng được đặt tên là Phạm Tiên Nga và trong thời gian sinh sống nàng đã làm nhiều việc thiện khuyên dậy điều hay lẽ phải giúp đỡ dân chúng và quyên góp xây dựng đê điều tạo được tiếng vang lớn trong dân. Rồi trong đêm 2 tháng 3 năm Quý Tỵ thời Hồng Đức (1473) bà đã hóa thân về trời năm đó bà vừa tròn 40 tuổi.

Lần giáng trần thứ 2. vào thời Lê Thiên Hựu năm Đinh Tỵ (1557) bà đã lại giáng sinh lần nữa với tên Lê Giáng Tiên và làm con ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cách quê cũ 7km. Lần thứ hai này nàng đã kết hôn với Trần Đào Lang và sinh được người con trai tên Nhân và con gái tên Hòa. Bà đã hóa trời ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577) năm 21 tuổi dù không mang bệnh gì. Nhân dân đã xây lăng mộ bàn tại Đền Phủ Dầy nay thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Lần giáng sinh trần thứ 3. Nàng quay về với gia đình 2 bên nội ngoại nhưng không thể ở lại hẳn mà thoát ẩn hiện quét dọn, sửa sang nhà cửa, may vá quần áo cho chồng cho con, rồi bỗng chốc lại thoắt biến lên mây…Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh thờ ở đâu..? 

Hiện tại đền thờ Thánh Liễu Hạnh rất nhiều nơi trên cả nước trong đó nhiều nhất là tại Nam Định nơi bà giáng sinh 3 lần đầu tiên như Quần thể di tích Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Chùa Phúc Lâm (hay Chùa Đồi) nay thuộc Làng Đồi, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Phủ Quảng Cung (phủ Nấp) nay thuộc thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Phủ Tây Hồ, Hà Nội.

Phủ Đồi Ngang, đền Dâu, đền Quán Cháo ở phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình)

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Đèo Ngang, tỉnh Hà Tĩnh..

Quần thể di tích Phủ Dầy (hay Phủ Dày, phủ Giầy) ở đâu..?

Lễ Hội Phủ Dầy mẫu Liễu Hạnh ở đâu..? Lễ hội Phủ Dầy tổ chức vào thời gian nào..? Phủ Dày Nam Định thờ ai..? Ý nghĩa lễ hội Phủ Dầy..?

Lễ Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định gồm nhiều Đền, chùa, phủ khác nhau. Đây là nơi tổ chức tín ngưỡng lớn nhất của Thánh Mẫu Liễu Thượng Thiên trên toàn quốc. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số Phủ Chính, chùa quan trọng và lăng mộ Mẫu Liễu Hạnh tại quần thể tín ngưỡng tâm linh Phủ Dầy.

Quần thể Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Gồm Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung), phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Trình, đền Công Đồng, đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Mẫu Đông Cuông, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền thờ Lý Nam Đế, đền Đức Thánh Trần, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát…

Phủ Chính Tiên Hương

Phủ chính Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định
Phủ chính Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định

Phủ Chính Tiên Hương mặt quay về hướng tây nam nhìn về phía núi Ngăm được xây dựng vào thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671). Phía trước nhìn vào phủ chính co 1 hồ nước hình bán nguyệt có hàng rào lan can đábức bình phong đá tự nhiên nguyên khối chắn chính giữa. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ…

phủ dầy tiên hương nam định
Phủ Dầy Tiên Hương Nam Định

Phủ Vân Cát

Phủ Vân Cát - Lầu Phương Du - Phủ Dầy Nam Định
Phủ Vân Cát – Lầu Phương Du – Phủ Dầy Nam Định

Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu. Vào bên trong có hồ bán nguyệt và Lầu Phương Du có các cột đá nguyên khối chống mái lầu cong vút rất uy nghiêm tinh xảo giữa hồ. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế..

thủy lầu phương du phủ vân cát phủ dầy nam định
Thủy lầu Phương Du phủ Vân Cát phủ Dầy Nam Định với lan can đá tự nhiên và cây cầu bắc sang hồ.

Lăng Mộ Công Chúa Liễu Hạnh ở đâu..?

mộ đá đẹp công chúa Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định
mộ đá đẹp công chúa Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định

Lăng mộ công chúa Liễu Hạnh được xây dựng vào năm 1938 tọa lạc ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phần lăng chính được quây bởi năm lớp hàng rào đá xanh đen nguyên khối có trên mỗi trụ là 60 búp sen hồng bằng đá tự nhiên, mỗi lớp đều có ba bậc tam cấp đi lên, riêng cửa lan can bên ngoài cùng có bức cuốn thư đá chắn phong thủy bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Hai bên hông khu lăng mộ là khu nhà bia đá có mái che. Phần chính giữa là phần lăng mộ đá đẹp của Thánh Mẫu Liễu Hạnh có hình bát giác, mỗi cạnh dài chừng 1m bằng đá hồng nguyên khối tự nhiên.

khu lăng mộ đá thánh Mẫu Liễu Hạnh
khu lăng mộ đá thánh Mẫu Liễu Hạnh

Chùa Tiên Hương

chùa linh hương phủ dầy nam định
Chùa Linh Hương Phủ Dầy Nam Định

Chùa Tổ Đình Tiên Hương nằm trong quần thể di tích Phủ Dầy tương truyền đây là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên thỉnh kinh phật pháp để cứu độ cho chúng sinh khỏi tai ương nạn khỏi. Lễ hội rước Thánh Mẫu Liễu lên chùa thỉnh kinh được tổ chức vào ngày 6 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều nghi lễ phong phú đặc sắc.

Cổng ngũ môn quan gác chuông chùa Linh Hương Phủ Dầy Nam Định
Cổng ngũ môn quan gác chuông chùa Linh Hương Phủ Dầy Nam Định
Chùa Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định
Chùa Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định
lư đỉnh hương đá chùa tiên hương phủ dầy nam định
Lư đỉnh hương đá tại tháp Hòa Bình chùa Tiên Hương Phủ Dầy Nam Định

→ Tham khảo mẫu lư đỉnh hương đá đẹp nhất hiện nay.

Điểm nổi bật trong kiến trúc ngôi chùa là tháp Hòa Bình cao 61m có 13 tầng và 1 tầng hầm, chùa Tiên Hương được xây theo lối kiến trúc Tiền Phật Hậu Mẫu có truyền thống rất phổ biến ở đồng bằng bắc bộ. Phía cổng vào thiết kế theo kiến trúc Ngũ Môn Quan tượng trưng cho ngũ hành luân chuyển trong đó đỉnh cổng cao nhất cũng được bố trí 5 tầng trong đó có lầu chuông được nhà chùa đúc dựng, ngôi Đại hùng bảo điện, ngôi Đại Bảo tháp, ngôi Tổ Đường, Nhà Mẫu và các hạng mục công trình khác được xây dựng gần đây thể hiện được nét đặc trưng của văn hóa kiến trúc đạo phật Việt Nam.

Mẫu Phủ Dầy kinh nghiệm đi Phủ Dầy

Quần thể di tích Phủ Dày thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nằm cách Hà Nội 80km có đường đi rất thuận tiện về giao thông. Quý khách có thể đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và rẽ ra ở nút giao Liêm Tuyền, Phủ Lý rồi đi chừng 20km với đường đi thuận lợi là đến Phủ Dày.

Mẫu Liễu Hạnh có thật không tượng trưng cho điều gì..?

Thánh Mẫu Liễu Hạnh mắc áo màu gì..? 

Mẫu Thượng Thiên hay được thờ cúng trong các đền với áo màu đỏ là màu của Thiên Phủ ngồi chính giữa, hai bên cạnh là Mẫu Thượng Ngàn tông áo màu xanhMẫu Thoải áo màu trắng.

thánh mẫu liễu hạnh mặc áo màu gì
thánh mẫu liễu hạnh mặc áo màu gì

Thăm quan Đền Bằng Sở thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội

 

Bài viết liên quan

Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025

Lễ hội Bà Chúa Kho ở đâu? Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây là nơi thờ phụng Bà Chúa Kho tương truyền là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn vào thời nhà Lý. Người có công[...]

Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025

Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025 Mới đây Ủy Ban Nhân Dân huyện Văn Yên đã ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông, đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Cụ thể Lễ hội Đền Đông[...]

Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025
Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025

Giới thiệu về lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên[...]

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. →[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *