Đền Bằng Sở Ninh Sở Thường Tín Hà Nội - Sự tích đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên - Mộ đá đẹp Ninh Bình

Đền Bằng Sở Ninh Sở Thường Tín Hà Nội – Sự tích đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên

Sự tích Mẫu Cửu Trùng Thiên gắn liền với Đền Bằng Sở Thường Tín Hà Nội

Mẫu Cửu Trùng Thiên trong dân gian hay được gọi với nhiều tên khác nhau như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Mẫu Bán Thiên, Thanh Vân Công Chúa..Hầu hết các đền, phủ hay thờ Mẫu Cửu Trùng ngoài trời. Cửu Trùng Thiên có nghĩa là 9 tầng trời ý nói đây là vị mẫu thần cai quản 9 tầng thiên cung bao gồm:

  • Tầng trời 1 – Vườn Ngạn Uyển
  • Tầng trời 2 – Vườn Ðào Tiên
  • Tầng trời 3 – Thanh Thiên
  • Tầng trời 4 – Huỳnh Thiên
  • Tầng Trời thứ 5 – Xích Thiên
  • Tầng trời 6 – Kim Thiên
  • Tầng trời 7 – Hạo Nhiên Thiên
  • Tầng trời 8 – Phi Tưởng Thiên
  • Tầng trời 9 – Tạo Hóa Thiên
Đền Bằng Sở thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên Mẫu Thượng Thiên Ninh Sở Thường Tín Hà Nội
Đền Bằng Sở thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Mẫu Thượng Thiên tại Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín Hà Nội
Đền thờ Mẫu Bán Thiên - Mẫu Cửu Trùng Thiên Bằng Sở Thường Tín Hà Nội
Lư Hương Đá sân Đền thờ Mẫu Bán Thiên – Mẫu Cửu Trùng Thiên Bằng Sở Thường Tín Hà Nội

Sự tích ra đời Mẫu Cửu Trùng Thiên có từ rất lâu, dân gian kể lại ở một ngôi làng có ông lão làm nghề mây tre đan đang qua sông đi bán hàng thì bỗng dưng nhìn thấy bức tượng gỗ trôi sông liền vớt và cột vào bờ và nói: “Tôi còn phải đi bán hàng đã, nếu ngài linh thiêng thì phù hộ cho tôi bán hết hàng, rồi tôi sẽ vớt ngài sau”. Trong ngày hôm đó người đàn ông đã bán hết hàng rất nhanh. Khi về ông đã vớt pho tượng lên định mang về nhà, thật ngạc nhiên pho tượng bỗng dưng nhẹ tênh trên tay, tuy nhiên khi đi đến đoạn đường hiện nay là Đền Bằng Sở, thuộc thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay thì pho tượng bỗng dưng nặng không thể mang theo được nữa nên ông đành để lại đây. Hàng ngày ông đi bán hàng vẫn qua thắp hương phúng vái quả nhiên bán hàng rất chạy, tiếng lành đồn xa mọi người cũng lui tới khấn vái xin điều tốt lành và rất linh ứng. Nhân dân trong vùng đã xây Đền tại đây để ghi nhớ công ơn của Mẫu Cửu Trùng tại đây.

Thăm Quan Đền thượng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì

Đền thờ Bằng Sở Mẫu Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa Thường Tín Hà Nội
Đền thờ Bằng Sở Mẫu Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa Thường Tín Hà Nội
Đền thờ Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Bằng Sở Thường Tín Hà Nội
Đền thờ Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Bằng Sở Thường Tín Hà Nội
Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên trong đền Bằng Sở Thường Tín Hà Nội
Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên trong đền Bằng Sở Thường Tín Hà Nội

Ngôi Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên được xây dựng trước thế kỷ 15 dự theo bia đá trùng tu ghi lại vẫn còn ở đền hiện nay. Điều đó minh chứng Mẫu Cửu Trùng Thiên đã có trước Mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay trong Cung thờ chính của Đền Bằng Sở thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên ở ban giữa, 2 bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Theo dân gian thì từa xa xưa khi chưa có Thánh Mẫu Liễu Hạnh ông cha ta đã thờ như thế. Sau này có sự ra đời của Mẫu Liễu Hạnh thì Mẫu Cửu Trùng Thiên không giáng trần như Thánh Mẫu Liễu Hạnh vì việc cai quản Thiên Phủ vốn tách biệt với đời sống dương gian, Mẫu Cửu Trùng Thiên đã ủy quyền đại diện tại nhân thế cho Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh) cai quản cả cõi trời và cõi địa (Địa ở đây là đời sống dương gian).

Đền Bằng Sở Ninh Sở Thường Tín Hà Nội Mẫu Cửu Trùng Thiên
Bia đá cổ trùng tu từ thế kỷ 15 trong đền Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội

Đền Mẫu Cửu Trùng trước đây đã là một ngôi đền cổ kính, khang trang. Năm 2004, ngôi đền bị hỏa hoạn. Hầu hết kiến trúc của ngôi đền bị hư hại. Ngôi đền hiện nay là ngôi đền được phục trang và tu bổ hoành tráng hơn so với đền cũ. Với kiến trúc bao gồm 5 cung: Tiền cung, Trung cung, Thượng cung, Hậu cung và Cung cấm, trong đó:

  • Tiền cung với Ban Công Công Tứ Phủ Vạn linh.
  • Trung cung gồm có Ban Tam Giới nằm chính giữa, bên trái là Ban Trần Triều, bên phải là Cung Sơn Trang.
  • Thượng cung: Chính giữa là Ban Công Chúa Bản Đền với tả hữu thị vệ. Tại cung này còn phối thờ thêm tượng Cô Bơ Thoải Phủ và tượng Cô Đệ Nhất Thượng Thiên; bên phải là Ban thờ tượng Quan Hoàng Cả, Quan Hoàng Bơ; Cung bên trái thờ tượng Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười.
  • Hậu cung: Chỉ có một cung thờ chính là Tứ Phủ Chầu Bà
  • Cung Cấm: Gồm có 3 tượng thờ. Chính giữa là thờ tượng Mẫu Cửu trùng, hai bên thờ Mẫu Đệ Nhị và Mẫu Đệ Tam.

Lễ Hội Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên được tổ chức ngày nào..?

Hàng năm Lễ Hội tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch tại Đền Bằng Sở thuộc thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội và ngoài ra còn rất nhiều nơi tổ chức lễ hội Mẫu Cửu Trùng Thiên như Đền Mẫu Ba Vì, Đền Cô Chín Sòng Sơn..

Bài viết liên quan

Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025

Lễ hội Bà Chúa Kho ở đâu? Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây là nơi thờ phụng Bà Chúa Kho tương truyền là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn vào thời nhà Lý. Người có công[...]

Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025

Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025 Mới đây Ủy Ban Nhân Dân huyện Văn Yên đã ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông, đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Cụ thể Lễ hội Đền Đông[...]

Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025
Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025

Giới thiệu về lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên[...]

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. →[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]