Đền Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên Đền Thượng Mẫu Ba Vì - Mộ đá đẹp Ninh Bình

Đền Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên Đền Thượng Mẫu Ba Vì

đền mẫu cửu trùng thiên trên đỉnh mẫu ba vì hà nội
Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên trên Đỉnh Mẫu núi Ba Vì Hà Nội
đỉnh mẫu ba vì thờ mẫu cửu trùng thiên mẫu bán thiên
Du khách hàng lễ trước lư hương đá trên đỉnh Mẫu Ba Vì

Đền Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên – Mẫu Thượng Thiên trên Đỉnh Mẫu Ba Vì

Đền Thượng trên núi Ba Vì có thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên nên được gọi là Đỉnh Mẫu Ba Vì. Núi Ba Vì (Núi Tản Viên) được coi là ngọn núi thiêng của nước Nam ta từ xa xưa vì đây là nơi ngụ trị của rất nhiều vị thánh thần đứng đầu của dân gian như Đức Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) và Mẫu Cửu Trùng Thiên (Thanh Vân Công Chúa Mẫu Thượng Thiên), dù đỉnh núi Tản Viên chỉ cao có 1296m thấp hơn núi Tam Đảo 1581m.

đền thượng mẫu cửu trùng thiên núi tản viên ba vì
Đền Thượng Mẫu Cửu Trùng Thiên trên núi Tản Viên Ba Vì

Dân gian thường nghe kể về núi Tản Viên Ba Vì qua truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Hiện quanh khu vực Núi Tản Viên Ba Vì có hàng trăm ngôi Đền, Đình, Chùa thờ tự các vị quan thần từ xưa đến nay như Đền Đá Đen, Đền Vật Lại, Đền Măng Sơn, Đền Khánh Xuân, Đình Yên Nội, Đình Tây Đằng, Đình Mỗ Lao, Đình Quất Động, Đình Đông Viên, Đình Quan Húc, Đình Phú Thứ, Đình Thanh Hùng, Đình Thụy Phiêu..Những phát hiện khảo cổ học cho thấy đây là ngọn núi gắn liền với sự hình thành phát triển của dân tộc Việt nam từ xa xưa.

đỉnh mẫu thánh thượng thiên ba vì
Đỉnh Mẫu Thánh Thượng Thiên Ba Vì – Bàn thờ đá dưới chân tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên
đền thượng mẫu cửu trùng thiên ba vì
Đền Thượng Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì

Cửu Trùng Thiên có nghĩa là gì..?

Mẫu Cửu Trùng Thiên trong dân gian hay được gọi với nhiều tên khác nhau như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Mẫu Bán Thiên, Thanh Vân Công Chúa..Hầu hết các đền, phủ hay thờ Mẫu Cửu Trùng ngoài trời. Cửu Trùng Thiên có nghĩa là 9 tầng trời ý nói đây là vị mẫu thần cai quản 9 tầng thiên cung bao gồm:

  • Tầng trời 1 – Vườn Ngạn Uyển
  • Tầng trời 2 – Vườn Ðào Tiên
  • Tầng trời 3 – Thanh Thiên
  • Tầng trời 4 – Huỳnh Thiên
  • Tầng Trời thứ 5 – Xích Thiên
  • Tầng trời 6 – Kim Thiên
  • Tầng trời 7 – Hạo Nhiên Thiên
  • Tầng trời 8 – Phi Tưởng Thiên
  • Tầng trời 9 – Tạo Hóa Thiên
sự tích mẫu cửu trung thiên mẫu thượng thiên
Sự tích Mẫu Cửu Trùng Thiên Mẫu Thượng Thiên

Đền Thượng Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì ở đâu..? Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì Được xây từ bao giờ..?

Cung chính của Đền Thượng thờ Đức Thánh Tản Viên, theo sách dân gian Dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết: “ Năm 1.142 vào đời Vua Lý Nhân Tông sai thợ xây dựng đền thờ thần núi Tản Viên ở ngọn núi cao nhất, có lầu cao hai mươi tầng. Có nghĩa Đền cổ có từ thời An Dương Vương đủ chứng minh cho chúng ta thấy đây là ngôi đền tổ của nước Nam từ xưa.

đền thượng mẫu cửu trùng thiên ba vì
Đền Thượng mẫu Cửu Trùng Thiên ba Vì

Sau bao triều đại của nước ta ngôi Đền Thượng đã bị tàn phá đi nhiều, trước những năm 90 chỉ còn lại 3 pho tượng và một bát hương cổ được đặt ngay dưới chân núi Thắt Cổ Bồng. Mãi đến năm 1993 nhà nước đã trùng tu lại thành một ngôi Đền nhỏ tự lưng núi lần thứ nhất. Năm 2008 nhà nước đã công nhận Đền Thượng cùng với Đền Trung và Đền Hạ là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2010 thành phố Hà Nội đã xây dựng lại Đền Thượng khang trang như ngày nay.

bia đá đền thượng đỉnh mẫu ba vì
Bia đá trên Đền Thượng Đỉnh mẫu Ba Vì
Rồng bậc thềm đá lên đỉnh Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì
Rồng bậc thềm đá lên đỉnh Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì
cổng lên đỉnh mẫu ba vì
Cổng đá – chân tảng đá lên đỉnh Mẫu Ba Vì

Đền Thượng chia làm 2 gian: Gian bên ngoài là nhà Đại Bái, gian bên trong là hậu cung. Trong Hậu Cung có thờ Đức Thánh Tản Viên. Qua sân đền chính leo lên hơn trăm bậc đá có rồng bậc thềm bằng đá xanh đen và cột trụ đá quý khách sẽ lên Đỉnh Mẫu Ba Vì nơi thờ mẫu Cửu Trùng Thiên (Mẫu Bán Thiên) là điểm cao nhất của núi Tản Viên ba Vì. Nơi đây có tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đồng nguyên khối cao hơn 2m. Tác phẩm có giá trị nghệ thuật được thể hiện công phu trên chất liệu đồng đỏ đúc liền khối được chạm tam khí và gắn đá quý của tác giả Trịnh Yên được liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ.

Bức tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên có điểm đặc biệt khác với những nơi khác là người không đội mũ bình thiên (chỉ có các vua trần gian mới cần loại mũ này vì họ là “con của trời” có lệnh ngang trời) thay vào đó Mẫu đội mũ “đỉnh phượng của Trời” do hỏa biến (có nghĩa hỏa biến là những ngọi lửa hướng thiên cấu thành, theo nguyên tắc tứ linh thì chim Phượng do Lửa hóa ra, Rồng linh do Thủy tác thành, Lân ly do Mộc tạo nên và Rùa thiêng do Đất lập lại) có thể thay mặt cho trời. Chiếc mũ này có hình dáng tượng tự của Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp bên chùa Dâu.

mẫu cửu trùng thiên đệ nhất mẫu thiên tiên
Mẫu Cửu Trùng Thiên Đệ Nhất Mẫu Thiên Tiên

Sắc diện của Mẫu Cửu Trùng có nét đoan nghị, tươi tắn, vị tha nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Nét mặt này ứng với giác độ nhảy cảm của từng người hành hương chấp lễ khi đứng trước Mẫu.

  • Nếu tâm tính hiền từ sẽ được nhận thấy vẻ mặt của Mẫu thật hiền từ.
  • Nếu tâm tính bất định, bất ổn sẽ thấy vẻ mặt của Mẫu khoan dung, tâm sự, khuyên bảo.
  • Nếu tâm tính dối trá, gian manh sẽ cảm thấy vẻ mặt Mẫu nghiêm buồn mà phát huy để đối tượng sám hối.

Đứng trên Đỉnh Mẫu Ba Vì chúng ta ngoài việc cầu bình an, may mắn và tài lộc còn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ. Những áng mây uốn lượn như những chiếc khăn voan trắng ôm ấp vào màu xanh của đại ngàn và ngắm nhìn dòng sông đà uốn lượn phía dưới.

đỉnh mẫu ba vì mẫu cửu trùng thiên
Đỉnh Mẫu Ba Vì Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Cây Hương thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên – Mẫu Bán Thiên ngoài trời đẹp

Mẫu cây hương đá thờ mẫu Cửu Trùng Thiên - Mẫu bán thiên ngoài trời
Mẫu cây hương đá thờ mẫu Cửu Trùng Thiên – Mẫu bán thiên ngoài trời
Cây hương miếu thờ đá ngoài trời đá tại Yên Mỹ Hưng Yên
Cây hương miếu thờ đá ngoài trời đá tại Yên Mỹ Hưng Yên
Mẫu cây hương đá thờ mẫu Cửu Trùng Thiên - Mẫu bán thiên ngoài trời đẹp
Mẫu cây hương đá thờ mẫu Cửu Trùng Thiên – Mẫu bán thiên ngoài trời đẹp

Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên như thế nào..?

Bản 1

Vận bốn mùa âm dương tuyết thảo
Lòng chí thành cầu đảo bình an
Dâng trà quả thực dâng lên
Lòng tin bái thỉnh Chúa Tiên Mẫu Cửu Trùng

Ngự cung trung lầu son chính vị
Ở trên trời ngự trị 4 phương
Lòng Người trong sáng như gương
Thần thông biến hóa sửa sang cõi đời

Mặt hoa mày liễu tốt tươi
Hình dung yểu điệu miệng cười như hoa
Lưng ong tóc phượng rà rà
Áo xông hương xạ hài hoa chân giày

Cửu trùng ngự chín tầng mây
Quản cai các bộ tiên nay thượng đình
Có phen Mẫu mặc áo xanh
Ngự chơi đồng điệu đàn tranh quyến trần

Dập dìu hầu hạ dư trăm
Kẻ nâng túi vóc, người cầm trùng xông
Áo xanh thay đổi áo hồng
Cõi Nam chính ngự ngai rồng đỉnh đang

Tay đeo trăm chuỗi hạt vàng
Miệng cười trăm thức vẻ vang hay là
Ngự thôi Chúa mới ban ra
Áo thắm quạt ngà ngự tới Tây Cung

Bầu trời cảnh ất đứng trông
Trang sinh tiên dược tiến dâng tức thì
Lại sai bát bộ tiên phi
Tinh kỳ thắng trỏ kéo đi dần dần

Đồn rằng cung Bắc thanh tân
Có bát thanh thủy tẩy trần bụi bay
Chúa liền ngự tới một khi
Mày mây chướng phủ khắp kỳ chân tay

Cô hầu sửa túi nâng khăn
Hương hoa phấn sáp đầy ngăn hộp cừ
Lược ngà Chúa lấy chải đầu
Áo vàng Chúa ngự quạt tàu cầm tay

Cờ vàng chi phất như bay
Xe loan giá ngự ngự rày tiên cung
Thấy người hạ giới có lòng
Nén hương thấu đến cửu trùng thiên thai

Đằng vân giá vũ một thôi
Thiên đình phút đã xuống chơi dương đình
Ba ngàn thế giới cảnh thanh
Đâu Đâu là chẳng chí thành lòng tin

Tiểu tôi thực lòng thảo hiền
Lễ tuy bất túc kinh thành hữu dư
Lạy Chầu xin giáng phúc cho
Từ rày để tử gồm no khang trù

Tứ thời bát tiết vô ngu
Chư tai hạn ách tống đưa hải ngoài
Chữ rằng:”Thiện giả thiện lai”
Đệ tử cầu tàu tàu đáo tại gia
Đền thờ Phật Thánh trên tòa
Khuôn phù đệ tử vinh hoa thọ trường

Bản 2

Chốn cung tiên mây lòng ánh nguyệt
Cảnh bầu trời giá quyện hương bay
Cửu trùng nơi chín tầng mây
Thiên Tiên Đệ Nhất ngự rày cung trung

Gió đông phong hây hây xạ nức
Bộ tiên nàng chầu chực hôm mai
Dập dìu nơi chốn trang đài
Chính cung Mẫu ngự trong ngoài sửa sang

Ngát hương lan đào hoa đua thắm
Phương cá lầu cung cấm trang nghiêm
Tặng phong Đệ Nhất Thiên Tiên
Cầm quyền quản chủ cõi tiên tòa vàng

Chiếu gia ban khắp trong tám cõi
Hạ búi son mở hội quần tiên
Thần thông biến hóa vô biên
Phất tay ứng chỉ nơi miền thế nhân

Rằng cõi trần u mê lắm lắm
Tội chất chồng thời chẳng dung tha
Có hay quy chính cải tà
Tu nhân tích thiện thời mà lấy công

Chốn cửu trùng hữu thông tất cảm
Xét cõi phàm thành kính nhất tâm
Phù Nam quốc hộ muôn dân
Đạo thần biến hóa hiện thân giúp đời

Có phen ngự dạo chơi tiên cảnh
Ngự tòa vàng chấp chính trước sau
Bách thần dâng tiến ngọc châu
Lưu ly hổ phách quỳ tâu trước thềm

Bộ nàng tiên đàn ca tay gảy
Khúc nghê thường vang dậy nơi nơi
Tiêu thiều sáp thổi nhịp đôi
Quyển trầm thánh thót dạo chơi tỳ bà

Vườn thượng uyển trăm hoa đua nở
Đóa hải đường rực rỡ khoe xuân
Tây cù thượng giới thanh tân
Ấy là đất ngọc tiên nhân đi về

Lầu gác khuê rèm châu lóng lánh
Ngư phượng xa dạo cảnh hồ tiên
Thỉnh mời Mẫu giáng đàn duyên
Hương hoa oản quả dâng lên đảo cầu

Hô đệ tử sang giàu phú quý
Ra phép màu lục trí thần thông
Thỉnh mời Mẫu giáng đền Trung
Khuông phù đệ tử hưng long thọ trường.

Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.
Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa.
Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là . . . . . . . . . . .
Ngụ tại . . . . . . . . . . .

Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn, điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.

Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.
Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Khánh tiệc Mẫu Cửu Trùng Thiên

Ngày Lễ Hội khánh tiệc hàng năm của Mẫu Cửu Trùng Thiên là 9 tháng 9 âm lịch hàng năm

Bài viết liên quan

Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025

Lễ hội Bà Chúa Kho ở đâu? Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây là nơi thờ phụng Bà Chúa Kho tương truyền là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn vào thời nhà Lý. Người có công[...]

Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025

Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025 Mới đây Ủy Ban Nhân Dân huyện Văn Yên đã ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông, đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Cụ thể Lễ hội Đền Đông[...]

Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025
Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025

Giới thiệu về lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên[...]

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. →[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]