Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu - Phủ Tây Hồ thờ ai - Sự tích Phủ Tây Hồ

Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu – Phủ Tây Hồ thờ ai – Sự tích Phủ Tây Hồ

Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu..?

Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ năm trên bán đảo nhô ra của làng Nghi Tàm nên có cảnh quan vô cùng thanh tịnh và trong lành. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam. Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996.

địa chỉ phủ tây hồ ở đâu
địa chỉ phủ tây hồ ở đâu
phủ tây hồ ở đâu
phủ tây hồ ở đâu

Phủ Tây Hồ nằm ở bán đảo thuộc làng cổ Linh Đàm ven hồ Tây, đời Hán hồ có tên là Lãng Bạc, đời Trần gọi là Dâm Đàm (còn có tên gọi là hồ mù sương), đến triều Lê vì kiêng tên húy của nhà vua nên đổi thành Tây Hồ, tục gọi là hồ Tây, phủ xây bên hồ nên dân gian đặt tên là phủ Tây Hồ.

địa chỉ phủ tây hồ hà nội ở đâu
Lư hương thắp hương tại Phủ Tây Hồ Hà Nội

→ Tham khảo 30 mẫu lư hương cho Đền Đình Chùa Đẹp nhất hiện nay

phủ tây hồ hà nội ở đâu
phủ tây hồ hà nội ở đâu
địa chỉ phủ tây hồ hà nội ở đâu
địa chỉ phủ tây hồ hà nội ở đâu

Phủ Tây Hồ thờ ai..?

Phủ Tây Hồ thờ chính Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Công Chúa Liễu Hạnh là con đứng đầu trong đạo mẫu Việt Nam được biết với việc thờ Tam Phủ, Tứ Phủ với danh xưng như Quỳnh Hoa Công Chúa, Thánh Mẫu Liễu Thượng Thiên hay Đệ Nhất Thượng Thiên trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Đặc biệt trong dịp tết nguyên đán cũng như ngày rằm, mồng 1 rất đông người đến tham quan xin lộc tại Phủ Tây Hồ.

phủ tây hồ thờ ai
Phủ Tây Hồ thờ chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh
phủ tây hồ thờ ai
Phủ Tây Hồ ngoài thờ chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn thờ Ngũ Vị Tôn Quan
phủ tây hồ thờ ai
phủ tây hồ thờ ai

Sự tích Phủ Tây Hồ

Theo truyền thuyết thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền đất nước với nhiều lần giáng sinh giúp nước đánh đuổi ngoại xâm, giúp dân xây dựng lập nghiệp ấm no và diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Với các sự tích gắn liền với nhiều Đền Chùa khắp cả nước như Phủ Dầy Nam Định, Đền Sòng Sơn Thanh Hóa, Phủ Đồi Ngang, đền Dâu, đền Quán Cháo ở phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình), Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Đèo Ngang, tỉnh Hà Tĩnh và tất nhiên cả Phủ Tây Hồ Hà Nội ngày nay gắn liền với sự tích như sau:

Một lần Quỳnh Hoa Công Chúa chu du qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Cũng trong thời gian đó trong một lần dạo chơi trên hồ, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đã tình cờ ghé vào ngôi nhà nhỏ của nàng tiên nữ. Ngay từ khi gặp nhau, họ đã tâm đầu ý hợp lạ thường và trở thành tri âm tri kỉ cùng đánh đàn, ngâm thơ, chơi cờ. Sau khi từ kinh thành bái kiến vua, Phùng Khắc Khoan trở về tìm Tiên chúa nhưng bà đã đi mất. Nhằm tưởng nhớ đến người tri âm, ông đã cho lập đền thờ Chúa Liễu Hạng, Phủ Tây Hồ được xây dựng và tồn tại đến ngày nay.

sự tích phủ tây hồ
sự tích phủ tây hồ
sự tích phủ tây hồ hà nội
sự tích phủ tây hồ hà nội

Phủ Tây Hồ được xây dựng thời nào..?

Theo truyền thuyết ghi lại, Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.

phủ tây hồ được xây dựng từ thời nào
phủ tây hồ được xây dựng từ thời nào

Khám Phá kiến trúc Phủ Tây Hồ 

Phủ Tây Hồ có kiến trúc theo truyền thống đền phủ Việt Nam. Qua cổng tam quan – Phương Đình – Tiền Tế – Hậu Cung – Dộng Sơn Trang – Khu nhà khách – Lầu Cô Lầu Cậu. Đặc biệt trong phủ Tây Hồ có cây si cổ thụ đã được phong cây di sản Việt Nam.

kiến trúc phủ Tây Hồ
kiến trúc phủ Tây Hồ
kiến trúc cảnh quan phủ Tây Hồ
kiến trúc cảnh quan phủ Tây Hồ
cổng tam quan phủ tây hồ
cổng tam quan phủ tây hồ

Cổng Tam Quan có ghi bốn chữ “Tân Mùi Niên Trọng Đông” dịch nghĩa ra là được phục dựng tháng 11 năm 1991

cây đa di dản ở phủ tây hồ
cây đa di dản ở phủ tây hồ

Bài viết liên quan