Trùng tang là gì? Cách tính trùng tang và cách hóa giải

Trùng tang là gì? Cách tính trùng tang và cách hóa giải

Trùng tang là gì? Thế nào là trùng tang? Cách tính trùng tang và cách hóa giải như thế nào? Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc về vấn đề này. Để biết chi tiết về hiện tượng trùng tang, bạn hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ.

Trùng tang là gì? Giải mã hiện tượng trùng tang
Trùng tang là gì? Giải mã hiện tượng trùng tang

Trùng tang là gì?

Trùng tang hay còn gọi là chết trùng. Đây là hiện tượng người thân trong gia đình vừa mất, sau đó những người thân trong gia đình cũng chết theo chỉ trong một thời gian ngắn. 

Hiện tượng trùng tang đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình Việt bởi sự ra đi của người đầu tiên kéo theo nhiều người chết. Hiện tượng này thường thấy là sau 3 ngày an táng cho người mất hoặc trong 49 ngày chưa hết thời gian xả tang thì có người qua đời. Cũng có trường hợp gia đình phải chịu tang cùng thời điểm nên hay xác định hiện tượng này là trùng tang.

Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra tại sao có hiện tượng trùng tang? Đến nay chưa có cơ sở lý giải chính xác về vấn đề này nhưng trong dân gian người ta truyền tai nhau về 2 lý do sau:

Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang
Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang

Do vong linh người mất nổi loạn

Nguyên nhân đầu tiên của trùng tang là do vong linh người mất nổi loạn. Vì lý do nào đó, những vong linh này không làm theo lẽ phải mà quay về dương gian nổi loạn, không cho con cháu được sống yên ổn. Tệ hơn, những vong linh này quấy phá, gây hại khiến những người thân trong nhà chết theo. Từ đó gây ra việc trùng tang.

Cho nên nhiều gia đình quyết định nhốt vong linh của người mất vào chùa. Khi các gia đình đến chùa sẽ được phát lá bùa để đeo vào cổ. Những lá bùa này sẽ được đeo trong 3 năm để tránh gây ra sự trùng tang đáng sợ trong gia đình.

Do thần trùng sai vong linh về bắt con cháu

Ông bà xưa cho rằng, nguyên nhân có hiện tượng trùng tang là vì người chết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào các kiếp sát như Dần – Thân – Tỵ – Hợi nên dẫn đến hiện tượng này.

Khi người chết ra đời vào ngày, giờ không thuận sẽ dễ bị quỷ trùng bắt đi và tra tấn một cách man rợ là mổ vào trán khiến họ đau đớn mà khai ra người thân trong gia đình. Những người bị khai sẽ bị lũ quỷ bắt đi.

Cách tính trùng tang chính xác nhất

* Mất dưới 10 tuổi không tính trùng tang.

Bạn dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính
Bạn dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính

Trường hợp 1

Trùng tang được tính theo thời gian lúc mất, trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất vào giờ Ngọ), trùng ngày (người tuổi Sửu mất vào ngày Sửu), trùng năm (người tuổi Dần mất năm Dần).

Trường hợp 2: Cách tính dựa trên tuổi âm lịch

Bạn dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nếu là nam thì bắt đầu từ Dần và tính theo chiều thuận. Nếu là nữ thì bắt đầu từ Thân và tính theo chiều nghịch.

  • Tuổi: Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, cung tiếp theo nữa là 30 tuổi,… tính cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung. 
  • Tháng: Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt cho đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
  • Ngày: Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
  • Giờ: Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ Tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (từ 23 đến 01 giờ), Sửu (từ 01 đến 03 giờ), Hợi (từ 21 đến 23 giờ).

Sau khi biết được cung tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất thì bạn tiến hành xem xét các trường hợp sau:

  • Nhập mộ (cung Sửu – Tuất – Mùi – Thìn): Tức là người chết được yên nghỉ tốt và không phạm phải điềm hung.
  • Thiên di (cung Tý – Dậu – Ngọ – Mão): Người chết theo ý trời, do trời quyết định nên thuận theo tự nhiên. 
  • Trùng tang (cung Dần – Hợi – Thân – Tỵ): Người chết không đúng số mệnh, phải làm lễ trấn trùng tang.
Bảng tính trùng tang dựa trên tuổi âm lịch
Bảng tính trùng tang dựa trên tuổi âm lịch

Chỉ cần có một cung rơi vào nhập mộ thì tốt, không vướng hiện tượng trùng tang. Khi đã xác định được bị trùng tang, gia đình cũng cần lưu ý thêm rằng:

  • Trùng ngày nặng nhất – trùng thất xa, tức là có 7 người chết theo.
  • Trùng tháng nặng nhì – trùng tam xa, từ là có 3 người chết theo.
  • Trùng giờ nặng ba – trùng nhị xa, gia đình sẽ có 2 người chết theo.
  • Trùng năm là nhẹ nhất – trùng nhất xa.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi xây mộ

Cách hóa giải trùng tang

Nếu gia đình có người thân chết vào ngày, giờ trùng tang thì phải tìm cách hóa giải ngay để người chết không làm ảnh hưởng đến người xấu. Có 2 cách hóa giải như sau:

Cách hóa giải trùng tang theo quan niệm Phật giáo
Cách hóa giải trùng tang theo quan niệm Phật giáo

Cách 1: Nhốt vong vào chùa

Cách hóa giải trùng tang đầu tiên thường thấy là nhốt vong, đưa vong đến chùa. Tuy nhiên, không phải chùa nào cũng giữ được vong của người mất. Điều này còn tùy thuộc vào sự linh thiêng của chùa và kinh nghiệm tu hành của các sư trụ trì.

Đối với trường hợp trùng tang nhẹ thì các nhà sư, trụ trì sẽ đọc kinh niệm Phật để các vong hồn, vong linh sớm siêu thoát.

Nếu trường hợp trùng nặng, bạn hãy đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) để tìm cách hóa giải. Khi gửi vong vào chùa, bạn cần thực hiện đúng các điều sau:

  • Không được lập bàn thờ người chết tại nhà vì chỉ cần đọc tên và đốt hương cho người chết, vong sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Nên nhờ người bên họ ngoại hoặc bạn bè đưa vong vào chùa. Vì vong chết trùng tang nếu thấy người quen đưa đi sẽ đi theo về.
  • Sau khi lập mộ, bạn có thể thờ cúng người chết bình thường, tức người mất đã về với tổ tiên.

Cách 2: Hóa giải theo Phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, sinh mạng của mỗi người do phước báu mà thành. Cho nên, nếu gia đình có người chết trùng tang thì không nên xem bói mà cần phải cúng dường, tụng kinh sám hối, làm việc thiện, bố thí,…để tạo phúc phần cho người mất. Người mất sẽ được phước báu và gia đình cũng nhận được phước lành. Đây là cách hóa giải trùng tang theo Phật giáo.

Trên đây là những thông tin về trùng tang là gì? Trùng tang là như thế nào? Cách tính và cách hóa giải trùng tang. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này thì liên hệ với Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình qua hotline để được nhân viên giải đáp tận tình. Ngoài ra, tại đây còn cung cấp các sản phẩm thờ cúng, công trình bằng đá như: mẫu mộ đôi đẹp, lăng thờ đá, lan can đá, mẫu mộ đá hoa cương, mộ đá xanh rêu… đáp ứng đa dạng nhu cầu của mọi gia đình.

Bài viết liên quan

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Đền[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang Vào thế kỷ XVIII, trên núi[...]

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu
Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu Chùa Dâu ở đâu Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực[...]

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu
Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..? Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa. Giới Thiệu[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *