Những điều kiêng kỵ khi xây mộ và sửa mộ nên tránh

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi xây lăng mộ đá

Xây mộ là một trong những việc liên quan đến tâm linh. Vì vậy, khi xây mộ bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những điều nên và không nên. Vậy những điều kiêng kỵ khi xây mộ, sửa mộ là gì? Sau đây là những điều kiêng kỵ cần tránh khi xây lăng mộ đá mà bạn nhất định không được bỏ qua. Tìm hiểu ngay nhé!

Những điều kiêng kỵ khi xây mộ và sửa mộ

Xây mộ, sửa mộ là việc hệ trọng đối với mỗi gia đình. Nếu xây mộ không đúng theo nguyên tắc trong phong thủy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh dòng tộc và con cháu đời sau. Do đó, khi xây mộ, sửa mộ thì bạn cần tránh những điều kiêng kỵ dưới đây.

Cần tránh những điều kiêng kỵ khi xây mộ, sửa mộ dưới đây
Cần tránh những điều kiêng kỵ khi xây mộ, sửa mộ dưới đây

Vị trí đặt lăng mộ

Một trong những điều kiêng kỵ khi xây mộ đầu tiên bạn cần chú ý là vị trí đặt lăng mộ. Bạn cần tránh những trường hợp sau:

  • Không đặt lăng mộ ở những nơi ồn ào, náo nhiệt, đông người qua lại. Bởi những vị trí này gây ảnh hưởng tới âm khí, làm tổn hại đến hồng phúc của con cháu. Đặc biệt, không được xây lăng mộ đá khi nếu có đường hoặc mạch nước đâm thẳng vào giữa hoặc xuyên sang hai bên.
  • Trước khi xây lăng mộ bạn phải tìm hiểu xem vị trí đó trước đã có người chôn rồi hay chưa. Tuyệt đối không xây lăng mộ ở những khu vực mà trước đó đã có người chôn hoặc xương thú ở dưới vì con cháu trong gia đình sẽ gặp xui xẻo trong 3 năm liền hoặc bị chết trùng tang.
  • Không đặt lăng mộ trơ trọi ở những vị trí trên cao vì sẽ khiến con cháu sau này dễ gặp nhiều điều xui xẻo.
  • Không đặt lăng mộ ở những nơi gần cây lớn, vì rễ cây dễ làm động mộ, cắt đứt long mạch khiến con cháu trong nhà gặp nhiều điều chẳng lành.
  • Không đặt mộ ở những vị trí đất không vững hoặc lồi lõm vì sẽ dễ khiến mộ bị sụt xuống.
  • Không gặt mộ gần nhà ở vì nơi này sẽ bị dương khí lấn át.
  • Không đặt mộ ở những nơi nước chảy xiết hoặc nước tù đọng bởi vì nước tượng trưng cho tài lộc, khi nước chảy đi coi như tài lộc trôi mất hoặc nước tù đọng sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
Khi xây lăng mộ nên chú ý đến vị trí xây lăng mộ
Khi xây lăng mộ nên chú ý đến vị trí xây lăng mộ

Kích thước lăng mộ

Những điều kiêng kỵ khi xây mộ đá tiếp theo cần chú ý đó là kích thước lăng mộ. Trước khi xây mộ hay sửa mộ thì bạn cần tìm hiểu kỹ về kích thước của lăng mộ. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhờ đến sự tư vấn của đơn vị thi công lăng mộ. 

Khi xây mộ, bạn nên sử dụng loại thước Lỗ Ban chuyên dùng cho âm trạch để chọn kích thước lăng mộ. Tuy nhiên, bạn cần tránh lựa chọn lăng mộ có kích thước thuộc Cung Thiên Tai, Cung Hiểm Họa, Cung Cô Độc hoặc Cung Thiên Tặc.

Hướng xây lăng mộ

Hướng xây lăng mộ là một trong những điều cần biết khi xây mộ mà bạn không nên bỏ qua mà phải tìm hiểu thật kỹ. 

Hướng đặt mộ được tính là từ đầu đến chân mộ. Đầu mộ là hướng đặt bia mộ của người đã khuất. Cho nên khi xây mộ, bạn cần tránh xây lăng mộ thuộc 2 phương vị xấu là Hoàng Tuyền và Không Vong. Nếu phạm phải 2 phương vị này, con cháu sau này sẽ bị khuynh gia bại sản và trở nên nghèo khó.

Bạn có thể tham khảo hướng đặt lăng mộ theo tuổi người chết như sau:

  • Người mất sinh năm Tý, Thìn, Thân: hướng tốt là hướng Đông và Tây, hướng xấu là hướng Nam.
  • Người mất sinh năm Dần, Ngọ, Tuất: hướng tốt là hướng Đông và Tây, hướng xấu là hướng Bắc.
  • Người mất sinh năm Sửu, Tỵ, Dậu: hướng tốt là hướng Nam và Bắc, hướng xấu là hướng Đông.
  • Người mất sinh năm Hợi, Mão, Mùi: hướng tốt là hướng Nam và Bắc, hướng xấu là hướng Tây.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để chọn hướng xây mộ theo phong thủy sao cho chính xác nhất.

Chú ý đến hướng xây lăng mộ
Chú ý đến hướng xây lăng mộ

>>> Xem thêm: Những hình ảnh mộ đẹp

Ngày, giờ xây lăng mộ

Từ xưa đến nay, ông bà ta thường có quan niệm khi cưới hỏi, hiếu hỉ, làm nhà, xây mộ đều phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt thì mọi việc mới hanh thông, thuận lợi.

Tuy nhiên, khi xây lăng mộ bạn cần tránh phạm vào các tháng và ngày giờ hắc đạo, nguyệt tận, nguyệt kỵ và tam nương. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến người đã khuất mà còn ảnh hưởng đến những người còn sống trong gia đình.

Ngoài việc xem ngày, giờ xây lăng mộ, bạn có thể xem tháng, năm xây mộ sao cho phù hợp với người đã khuất và cả tuổi con trưởng trong gia đình. Vì suy cho cùng, khi trong nhà có người mất thì mọi trách nhiệm đều do con trưởng gánh vác.

Chú ý đến ngày, giờ xây lăng mộ
Chú ý đến ngày, giờ xây lăng mộ

Những điều kiêng kỵ khi sửa mộ, xây mộ cần tránh khác

Ngoài những điều kiêng kỵ khi xây mộ, sửa mộ trên thì bạn có thể tham khảo thêm những điều kiêng kỵ khác dưới đây.

  • Khi xây mộ, không cho phần góc nhọn chiếu vào ngôi mộ đối diện. Nếu xảy ra tình trạng này thì có thể khắc phục bằng cách xây thêm bức cuốn thư (bình phong) để hóa giải phần âm và dương. Nếu diện tích khu vực xây lăng mộ quá nhỏ thì bạn có thể gắn bình phong ngay trên mộ với tỉ lệ phù hợp để khắc phục điều cấm kỵ này.
  • Không xây tường cho khu vực lăng mộ mà bị cắt ngang qua mộ.
  • Tránh xây kín mặt mộ ở phía trên mà không chừa diện tích cho lỗ thông thiên hoặc lỗ thông thiên quá nhỏ.
  • Không sử dụng quá nhiều bê tông cốt thép để lót nền hoặc giằng xung quanh mộ. Bởi vì theo tâm linh, bê tông cốt thép là nguyên liệu nên hạn chế sử dụng để xây mộ nhằm tránh gây cảm giác bị bọc quá kín cho người đã khuất. 
  • Hố đặt tiểu không nên đào quá nông. Tốt nhất, bạn nên đào đến phần đất tự nhiên ở độ sâu khoảng 2m. Sau đó, cho thêm cát và đất sạch lên đến độ cao khoảng 1,5m rồi đặt tiểu.
  • Chất liệu cho quan tài không nên bằng đá và bên trong không nên để có đinh sắt đóng vào. 

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi xây mộ, sửa mộ mà bạn cần phải biết và tuyệt đối không được phạm phải. Nếu bạn có nhu cầu xây khu lăng mộ đá, mẫu mộ đôi đẹp đơn giản, mộ đá tròn hay mộ đá công giáo thì hãy chọn những đơn vị uy tín. Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình có nhiều năm kinh nghiệm chế tác các mẫu lăng mộ đá đẹp tại Việt Nam với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đẹp được khách hàng yêu thích. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Bài viết liên quan

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Đền[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang Vào thế kỷ XVIII, trên núi[...]

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu
Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu Chùa Dâu ở đâu Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực[...]

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu
Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..? Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa. Giới Thiệu[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *