Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn ở đâu thờ ai..? - Mộ đá đẹp Ninh Bình

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn ở đâu thờ ai..?

Đền Bắc Lệ ở đâu và thờ ai..?

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn (hay còn gọi Đền Công Đồng Bắc Lệ) tọa lạc trên một quả đồi giữa khu Nam của Thôn Bắc Lệ, thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền thờ rất nhiều bậc thánh thần như Công Đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền. Đồng thời, đây cũng là nơi thờ chính của Bà Chúa Thượng Ngàn – nơi bà đã hiển linh và phù hộ cho con dân. Ngôi đền này là 1 trong 4 ngôi đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn chính của nước ta.
Ngoài ra, đền còn có thờ Chầu Bé – một vị thánh chầu nổi tiếng trong Tứ Phủ Chầu Bà. Đây cũng là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Chầu Bé Bắc Lệ là người Nùng luôn hầu cận bên Mẫu Thượng Ngàn dưới thời vua Lê Thái Tổ. Sau khi Mẫu giáng xuống Lạng Sơn giúp đánh đuổi quân giặc, Chầu Bé vẫn đi theo và hầu cận bên Mẫu.

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn
Đền Bắc Lệ Hữu Lũng Lạng Sơn thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Đền Bắc Lệ Hữu Lũng Lạng Sơn thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Sự tích Đền Bắc Lệ Lạng Sơn gắn liền với Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh (tức Vua Cha Nhạc Phủ) và Mỵ Nương Ngọc Hoa (媚娘玉花) trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Khi còn trẻ là cô gái đức hạnh, tài sắc vẹn toàn; hay thường được cha cho đi cùng khắp mọi nơi. Vì thế nên La Bình học hỏi được nhiều điều. Thêm phần sáng dạ, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, tự chủ trong giao tiếp, thành thạo mọi việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, xem nàng là đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Mẫu Thượng Ngàn ngoài việc giúp đỡ muôn dân mà còn giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh ngoại xâm. Có rất nhiều thần tích được truyền lại như Mẫu dẫn đường cho Nguyễn Trãi dẫn Vua lê và nguyễn trãi chạy thoát thân nhưng trong rừng núi, với trời đã tối, không tìm thấy đường đi. Trong đêm tối, bà đã hóa phép thành đàn đom đóm màu trắng sáng như ngọn đuốc, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh.

Trong trận chiến với tướng Liễu Thăng nhà Minh Mẫu Thượng Ngàn đã hô hoán các quân Mường, quân Mán từ 81 cửa ngàn, 36 cửa rừng và 16 cửa bể đến Bắc Lệ, chiếm lại thành Xương Giang từ tay giặc, phò minh quân dẹp giặc. Mẫu cùng Đệ Nhị Sơn Trang Diệu Tín và Đệ Tam Sơn Trang Diệu Nghĩa đứng trên núi Mỏ Ba quan sát, chỉ đạo trận chiến.

Mẫu sai Chầu Mười hóa ra đàn ong đốt vào mắt quân địch. Liễu Thăng bị đốt vào mắt, ôm mặt, liền bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Khốn thay, loài ong đốt xong mất ngòi cũng chết, thế nên Chầu Mười hóa vào ngày 20/9 âm lịch. Nhân gian mới có câu:

“Cuối thu mãn hạn về tiên
Nhân dân kỷ niệm lập đền Mỏ Ba.”
Thế nên mới có ngôi đền Công Đồng Bắc Lệ. “Công Đồng Bắc Lệ” ở đây không phải là đền thờ công đồng Tứ Phủ, mà là công đồng các chúa Mán, chúa Mường, Bát Bộ Sơn Trang,Chầu Năm, Mế Lục, Mế Bé, lang hùm lang sói.Dao lập nhiều công lao cho muôn dân và đất nước Đền Bắc Lệ đã được dựng lên để tưởng nhớ công ơn người. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ phong bà là Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín Thiền Sư.
Lư hương đá Đền Bắc Lệ Lạng Sơn
Lư hương đá ngoài sân Đền Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn

Không gian kiến trúc Đền Bắc Lệ Lạng Sơn

Đền Bắc Lệ được xây dựng từ đầu thế kỷ XX đến nay nó đã được trải qua 5 lần tu sửa và tôn tạo căn cứ vào 2 văn bia đá để lại. Trải qua những lần tu sửa và tôn tạo, đền Bắc Lệ vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống và tâm linh vốn có của nó. Mặc dù bị thất lạc nhiều nhưng đền vẫn giữ được một số di vật cổ và có thêm các di vật mới được cung tiến. Đền có 19 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ mít cùng nhiều y môn sặc sỡ và các bức hoành phi câu đối.

Kiến trúc không gian rồng bậc thềm đá cổ kính tại Đền Bắc Lệ
Kiến trúc không gian rồng bậc thềm đá cổ kính tại Đền Bắc Lệ
Chân tảng đá kê cột nhà gỗ bên trong Đền Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn
Chân tảng đá kê cột nhà gỗ bên trong Đền Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn
Chân tảng đá kê cột nhà gỗ và bậc thềm đá nguyên khối Đền Bắc Lệ Lạng Sơn
Chân tảng đá kê cột nhà gỗbậc thềm đá nguyên khối Đền Bắc Lệ Lạng Sơn

Lễ Hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn được tổ chức vào ngày nào trong năm 2024..?

Thời gian diễn ra lễ hội của đền Công Đồng Bắc Lệ bắt đầu từ ngày 18 đến 20 tháng 9 âm lịch hằng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức trong 3 ngày liên tiếp để tiếp đón du khách từ khắp mọi miền tổ quốc đến du ngoạn và vui chơi. Du khách sẽ được khám phá lễ hội rước Mẫu Thượng Ngàn lên đền và tổ chức nhiều lễ cúng, hát chầu văn vô cùng thú vị không thể bỏ lỡ.

Lễ hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn diễn ra ngày nào
Lễ hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn diễn ra ngày ngày 18 đến 20 tháng 9 âm lịch hằng năm

Theo quan niệm của những người dân địa phương, Chầu Bé ở đây vốn là người thật và có quê quán ở Bắc Lệ. Tại vùng đất này, Chầu Bé thay mặt Mẫu để thực hiện cac ý đồ sáng tạo của các Mẫu.

“Chợ Bắc Lệ sớm chiều đông đúc

Có cả người Mường, người Mán bán buôn

Chuông đền văng vẳng chiều hôm

Mà sao Chầu Bé lên non có một mình”

Trong thời gian 3 ngày của lễ hội đền Bắc Lệ, du khách sẽ được tận hưởng không gian lễ hội cực kỳ hoành tráng. Các phần tổ chức diễn ra trong buổi lễ bao gồm: lễ chính, lễ rước, lễ chính tiệc…

Sau đó, những người trong đội bê lễ sẽ di chuyển khiêng kiệu Mẫu đi xung quanh từ cổng vào đến đền chính, kèm với đó là tiếng chiêng, tiếng trống hòa vào thể hiện nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Kinh nghiệm hướng dẫn di chuyển đi đến lễ hội Đền Bắc Lệ Lạng Sơn

Cách sắm lễ đi đền Bắc Lệ

Cũng như các ngôi đền khác tại Việt Nam, khi tới lễ đền Công đồng Bắc Lệ chúng ta nên sắm một mâm lễ để dâng lên Mẫu, các ngài và các thánh trong đền. Nếu có điều kiện, chúng ta có thể sắm thêm cỗ mặn sơn trang và lễ cô, lễ cậu.Mọi người có thể tham khảo mâm lễ của Decor Hà Nội như sau:

Lễ chay

Lễ chay gồm hương thơm, trái cây, bánh, kẹo, hoa tươi, nến,… để dâng ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng dùng để dâng lên ban thờ Thánh Mẫu. Ngoài ra, mọi người có thể chuẩn bị thêm tiền vàng mã, nón, hia, hài,..

Tuy nhiên, tiền vàng mã không được phép cúng lễ Phật, không nên đặt ở ban thờ phật và Bồ Tát. Không đặt tiền thật tại chính điện mà nên bỏ hòm công đức.

Lễ mặn

Lễ mặn bao gồm thịt gà trống, thịt lợn, giò,…. tất cả đều nấu chín. Thêm đĩa xôi, oản,….Những đồ lễ mặn này đặt tại bàn thờ Ngũ vị lớn (ban Công Đồng). Tuyệt đối không được phép dâng lên bàn thờ Phật.

Lễ đồ sống

Lễ đồ sống để dâng lên quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà đặt tại hạ ban Công đồng Tứ Phủ. Lễ đồ sống bao gồm:
5 quả trứng vịt sống đặt trên 1 đĩa muối, gạo
2 quả trứng gà sống đặt trong cốc nhỏ
1 miếng thịt mồi sống (thịt lợn) khía thành 5 phần
Tiền, vàng mã,..

Cỗ mặn sơn trang

Là những món đặc sản của vùng quê Việt như cua, ốc, ớt, chanh quả, bún,… Nên sắm theo con số 15 tương ứng với 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu

Gồm oản, hoa thơm, trái cây; đồ mã như hài, hia, nón, áo, đồ chơi,…; gương, lược,…
Những món đồ lễ không nhất thiết phải quá to hay quá nhiều. Tuy nhiên, những món lễ dâng lên phải thật thành tâm, chỉn chu và phải đúng. Nếu cúng sai đồ lễ thì người dâng lễ sẽ có thể gặp nhiều xui rủi không đáng có.

Di chuyển đến Đền Công Đồng Bắc Lệ như thế nào?

Đền Bắc Lệ hay đền Công Đồng Bắc Lệ, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 80km về phía Nam.

Để đến đền Bắc Lệ, bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc xe khách:

– Xe máy: đi theo hướng đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, qua Bắc Giang khoảng 35km đến thị trấn Hữu Lũng, Lạng Sơn, đến ngã tư có đèn giao thông rẽ phải, chạy tiếp khoảng 3km qua cầu Na Hoa rồi rẽ trái đi tiếp gần 10km nữa là tới.

– Xe khách: bạn có thể bắt xe đi Lạng Sơn ở các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm.

Văn khấn đền Bắc Lệ Lạng Sơn

Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật ( lặp lại 3 lần)

Con lạy 9 phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật 10 phương,

Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật cùng Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con lạy Chư Đại Bồ Tát, cùng Chư Hiền Thánh Tăng và Hộ Pháp Chư Thiên, cùng Thiện Thần Bồ Tát.

Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha cùng Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ

Con lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng cùng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.

Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên cùng Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.

Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu cùng Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình

Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh và hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.

Con Lạy văn võ bá quan cùng quân thần Trần triều

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Con lạy Hội Đồng Chầu Bé cùng Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ

Con lạy 36 tòa Sơn Trang và Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng

Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô

Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn cùng Cậu Bé Bản Đền

Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, cùng Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, và Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng

Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu cùng các Quan thủ Đền thủ Điện, và Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, cùng Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.

Đệ tử con tên là:…………. Sinh năm:….. Địa chỉ tại

Hôm nay ngày:… Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, và nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, cùng đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, và đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, và mang đầu về bái), trên con xin tấu thượng thiên, dưới con xin đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến để đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ đền Bắc Lệ linh từ.

Mong trên cha độ, cùng dưới mẫu thương, và đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối được:

  • Phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, và vuốt ve che trở cho gia đình chúng con trong 3 tháng hè, cùng 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi
  • Đầu năm chí giữa, cùng nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà thì khang ninh, cầu danh thì đắc danh, cầu phúc thì đắc phúc, đắc tài sai lộc……

Cùng tấm lòng thành con cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ của dòng họ….. nguyên quán tại…..

Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, cùng chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, và trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất 1 lòng, tòng 1 đạo Sở cầu thì tất ứng, sở nguyện thì tòng tâm…

Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật ( lặp lại 3 lần)

Bài viết liên quan

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Đền[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang Vào thế kỷ XVIII, trên núi[...]

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu
Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu Chùa Dâu ở đâu Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực[...]

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu
Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..? Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa. Giới Thiệu[...]