Ngày tảo mộ là ngày nào? Ý nghĩa của tục tảo mộ

Ngày tảo mộ là ngày nào? Ý nghĩa của tục tảo mộ

Vào những ngày cuối năm Âm lịch, bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết thì gia đình Việt còn cùng nhau đi làm lễ tảo mộ. Vậy, ngày tảo mộ là ngày nào? Ý nghĩa của tục tảo mộ như thế nào? Hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây!

Ngày tảo mộ là ngày nào?
Ngày tảo mộ là ngày nào?

Tảo mộ là gì?

Tảo mộ là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Đây là phong tục thể hiện lòng hiếu thảo, sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và những người đã khuất.

Ngày tảo mộ chính là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, sửa sang, quét dọn lại phần mộ của người thân đã khuất trong gia đình Việt trước khi Tết đến xuân về.

Tảo mộ không chỉ thể hiện lòng thành kính với bậc bề trên mà đây còn là dịp để gia đình sum vầy, ôn lại kỷ niệm cũng như nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà, từ đó phấn đấu học tập, làm những việc có ích cho bản thân và gia đình.

 Tảo mộ là nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam
Tảo mộ là nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Ngày tảo mộ là ngày nào?

Theo truyền thống, ngày tảo mộ sẽ được các gia đình tổ chức vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hàng năm, trước khi làm cơm cúng tất niên.

Thông thường, các gia đình sẽ thực hiện nghi thức tảo mộ từ sau khi cũng tiễn ông Táo về trời đến chiều 30 Tết. Tuy nhiên, với những gia đinh đi xa sẽ thực hiện ngày tảo mộ sớm hơn, còn với gia đình ở các vùng quê ở gần phần mộ tổ tiên, ông bà sẽ thực hiện truyền thống này vào những ngày cuối năm.

Có nhiều dòng tộc lớn còn quy định rõ ràng về ngày tảo mộ để con cháu trong dòng tốc cùng thực hiện truyền thông này một cách trang nghiêm.

Ý nghĩa của tục tảo mộ

Ý nghĩa của ngày tảo mộ là như thế nào?
Ý nghĩa của ngày tảo mộ là như thế nào?

Để tưởng nhớ những người đã khuất vào mỗi dịp cuối năm, gia đình Việt có phong tục sửa sang, thăm viếng một phần mộ của người thân, dọn dẹp sạch sẽ nơi an nghỉ của tổ tiên, ông bà. Sửa sang nấm mồ cũng được xem là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng thành kính, kính trọng đối với đấng sinh thành, người đã khuất.

Ngày tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét văn hóa được lưu giữ bao đời nay, là cách để con cháu thể hiện lòng hiếu kính, để gia tiên phù hộ cho con cháu luôn mạnh khỏe, tài lộc, gia đình hạnh phúc.

Ngày tảo mộ trước Tết nguyên đán là cách để con cháu thể hiện lòng hiếu kính
Ngày tảo mộ trước Tết nguyên đán là cách để con cháu thể hiện lòng hiếu kính

Tảo mộ có phải là tết Thanh Minh không?

Mặc dù Tết Thanh Minh không phải là cái tết lớn nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận của con cháu nhằm tưởng nhớ công lao của tổ phụ, những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để con cháu báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Phong tục làm cỏ tại các phần mộ, sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả tươi tưởng nhớ bà là một trong những hành động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.

Đi tảo mộ cần chuẩn bị gì? Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?

Trước ngày tảo mộ các gia đình thường chuẩn bị vật dụng và vật phẩm cúng tảo mộ gồm những gì?

Đi tảo mộ cần chuẩn bị vật dụng gì?

Tảo mộ chính là hành động sửa sang, dọn dẹp phần mộ của người đã khuất, do đó khi đi tảo mộ, cần chuẩn bị một số vật dụng như sau:

  • Xẻng, cuốc để đắp lại phần mộ được đầy đặn.
  • Những vật dụng để quét dọn phần mộ, nhổ cỏ.
  • Bật lửa.
  • Nhang.

Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?

Bên cạnh các vật dụng để dọn dẹp nấm mộ thì việc chuẩn bị các lễ vật để tiến hành nghi thức ngày tảo mộ cuối năm là điều cần thiết.

  • 1 mâm lễ chay hoặc mặn.
  • 1 bộ tam sinh bao gồm: 1 miếng thịt lợn, 3 hoặc 5 con cua (có thể thay bằng tôm), 1 hoặc 3 quả trứng vịt.
  • Nhang, đèn, giấy ngũ sắc, vàng mã.
  • Hoa quả tươi.
  • Trầu cau.
  • Rượu.
  • Chè.
  • Nước.
Một số vật phẩm chuẩn bị cho ngày tảo mộ
Một số vật phẩm chuẩn bị cho ngày tảo mộ

Văn khấn tảo mộ cuối năm

Văn khấn được sử dụng trong ngày tảo mộ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:…………… có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những lưu ý khi tảo mộ

Ngày tảo mộ là một tục lệ quan trọng mang ý nghĩa sâu sắc của thế hệ con cháu đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Do đó, khi thực hiện nghi thức ngày tảo mộ cần phải đặc biệt lưu ý  những điều sau:

  • Tiếng hành ngày tảo mộ cuối năm vào buổi sáng, hạn chế vào những ngày âm u tránh nhiễm khí lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trang phục cần nghiêm túc, kín đáo, trang trọng thể hiện được lòng thành kính.
  • Không ăn nói thô tục, nói quá lớn, nô đùa trong khi đang làm lễ.
  • Nếu như con gái đi tảo mộ nên tránh trong thời kỳ hành kinh.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng không nên đi tảo mộ.

Những thông tin về ngày tảo mộ đã phần nào giúp cho bạn hiểu rõ về nghi thức ngày tảo mộ, vật dụng và vật phẩm cần chuẩn bị như thế nào, bài cúng ngày tảo mộ ra sao. Để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà thì việc sửa sang lại phần mộ trở nên sạch đẹp là điều cần thiết. Hiện tại, Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình cung cấp những mẫu lăng mộ đá, lăng thờ đá, cây hương đá,… cùng các vật dụng liên quan khác. Nếu quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình để được tư vấn lựa chọn mẫu thích hợp nhất.

Bài viết liên quan

Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền bà chúa kho vào ngày nào năm 2025

Lễ hội Bà Chúa Kho ở đâu? Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây là nơi thờ phụng Bà Chúa Kho tương truyền là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn vào thời nhà Lý. Người có công[...]

Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025
Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025

Lễ hội đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái vào ngày nào năm 2025 Mới đây Ủy Ban Nhân Dân huyện Văn Yên đã ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông, đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Cụ thể Lễ hội Đền Đông[...]

Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025
Lễ hội khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào năm 2025

Giới thiệu về lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên[...]

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. →[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *