Giới thiệu về lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định
Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Quần thể di tích Đền Trần bao gồm Đền Thiên Trường (hay đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (hay đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ.
Nguồn gốc lễ hội đền trần – Theo tục truyền, năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) để huy động sức mạnh toàn dân
Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
→ Lễ hội bà chúa Kho Bắc Ninh diễn ra vào ngày nào năm 2025..?
Lễ hội đền Trần được tổ chức ở đâu..?
Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành thành phố Nam Định hiện nay. Tức Mặc là mảnh đất dấy nghiệp, là quê hương của Vương triều Trần. Khi xưa đây thuộc phủ Thiên Trường rộng lớn có vị trí quan trọng chỉ sau Thăng Long lúc đương thời.
Ý nghĩa của lễ hội khai ấn đền Trần
Nghi lễ khai ấn đền Trần được tổ chức với ý nghĩa nhân văn cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người chung hưởng lộc ấn, tích phúc vô cương.
Lễ hội đền trần tổ chức vào ngày nào năm 2025
Theo kế hoạch, lễ hội Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ 2 đợt vào ngày 20/2 đến ngày 25/2 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng) và mùa thu 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ các vị Vua Tướng quan nhà Trần. Trong đó lễ hội Khai Ấn quan trọng nhất Ngày 14 tháng Giêng (23/2): từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn, từ 23h15 thực hiện nghi lễ Khai ấn.
Từ 5h00 ngày 15 tháng Giêng (24/2) tổ chức phát ấn cho người đi lễ hội tại 3 địa điểm: Nhà Giải vũ, Nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa. Ngày 16 tháng Giêng (25/2) tổ chức tế, lễ Tết Thượng nguyên tại Đền Cố Trạch và làm lễ dâng Chúc văn hoàn cung.