Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào? Ý nghĩa của rằm tháng 7

Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào? Ý nghĩa của rằm tháng 7

Trong tín ngưỡng nhân gian Việt Nam, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đầy tính nhân văn. Vậy, rằm tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa của rằm tháng 7 là như thế nào? Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào? Hãy tìm hiểu thông tin kỹ hơn trong bài viết dưới đây!

Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 (âm lịch) còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan, đây là ngày lễ để con cháu báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương. Thông thường, ngày rằm tháng 7 sẽ được tổ chức hằng năm và đây là ngày lễ trong tháng 7 có truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 (ngày mở cửa địa ngục) là ngày xá tội vong nhân. Từ đó, các vong nhân được xá tội nên có tên gọi là lễ cúng cô hồn. Lễ cúng cho các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân, không nơi nương tựa đi lang thang quấy nhiễu dương gian.

Lễ Vu Lan là ngày nào?
Lễ Vu Lan là ngày nào?

Vậy, rằm tháng 7 là ngày nào và cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt?

Rằm tháng 7 là ngày nào? Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào? 

Rằm tháng 7 là ngày nào?

Theo truyền thống, ngày rằm tháng 7 rơi vào là ngày 15/7 Âm lịch. Vậy, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt?  Đối phong tục của Việt Nam, nhiều gia đình cúng rằm tháng 7 tại nhà cho vong linh và gia tiên thường vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch. Bởi đây là thời gian để các vong linh trên đường trở về địa ngục nên cúng cô hồn vào lúc này là chuẩn nhất để “hối lộ” cho họ mang đi, tránh không quấy phá gia đình. Tuy nhiên, việc cúng rằng tháng 7 không nhất thiết phải diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể là một trong các ngày từ ngày 2/7 đến 14/7 âm lịch, miễn là cúng trước ngày 15/7.

Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào?

Năm nay, ngày rằm tháng 7 rơi vào ngày thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2023 Dương lịch. Như vậy, phong tục cúng rằm tháng 7 năm 2023 sẽ được diễn ra từ ngày mùng 2 đến 14 tháng 7 Âm lịch, tức là ngày 17 tháng 8 năm 2023 đến ngày 29 tháng 8 Dương lịch.

Ý nghĩa rằm tháng 7

Về mặt ý nghĩa, ngày rằm tháng 7 là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất. Ngày này mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu, những ai còn cha mẹ hãy báo đáp công ơn bằng lòng hiếu thảo.

Ngoài ra, để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, theo quan niệm dân gian Việt Nam cho rằng vào lễ Vu Lan, con cháu nên làm việc thiện, cúng dường, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ hay lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu siêu thoát cho ông bà, tổ tiên, cầu phúc an lành cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh với con cháu.

Từ đó, Vu Lan được xem là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (tổ tiên, ông bà nói riêng) cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Vào ngày rằm tháng 7, gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để bày tỏ lòng thành kính trời Phật, gia tiên cũng như cúng cho các vong hồn siêu thoát.

Mâm cúng lễ Phật

Với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng bảy được xem là ngày lễ lớn trong năm. Theo giáo lý nhà Phật, mâm cúng không quan trọng ở mâm cỗ đầy mà cổ ở tấm lòng, sự thành kính của mỗi người.

Lễ cúng Phật thường được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì có thể sử dụng một số loại hoa như: hoa sen, hoa ngâu, hoa mẫu đơn,… và đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.

Hoa sen dâng Phật
Hoa sen dâng Phật

Gợi ý làm mâm cỗ chay cho gia chủ như: chả, giò chay, nem chay, nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ,…

Mâm cúng thần linh, gia tiên

Thông thường, cũng thần linh là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng đã bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra còn có thể, chè, rượu, trái cây và bình hoa tươi.

Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món chay hoặc mặn tùy vào hoàn cảnh hoặc căn cơ của người đang sống. Nhìn chung, mâm cúng rằm tháng 7 sẽ bao gồm gà luộc, canh miến mọc, xôi, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả,… 

Mâm cúng thần linh
Mâm cúng thần linh
Mâm cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng chúng sinh

Với mâm cúng chúng sanh thường có gạo, muối, cháo trắng, hoa quả, bánh kẹo, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, tiền vàng, nước, 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lưu ý là lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn bởi vì có thể khơi dậy tham, sân si.

 Mâm cúng chúng sanh
Mâm cúng chúng sanh

Thông thường, lễ cúng sẽ được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng theo tâm nguyện của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đi đốt.

Theo phong tục xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy với nhiều màu sắc như: xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng,… Tuy nhiên, với những năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến cáo mọi người không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí.

Những thông tin giải đáp về rằm tháng 7 là gì đã giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích, từ đó có thể lựa chọn ngày cúng rằm phù hợp. Hiện tại, Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình đã và đang cung cấp những mẫu lăng mộ đá, lăng thờ đá, lan can đá, lư hương đá,… Nếu quý khách đang có nhu cầu mua sản phẩm hoặc cần được tư vấn vui lòng liên hệ Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Đền[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang Vào thế kỷ XVIII, trên núi[...]

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu
Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu Chùa Dâu ở đâu Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực[...]

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu
Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..? Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa. Giới Thiệu[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *