Lễ Hội Chùa Long Đọi Sơn tổ chức ngày 19 - 21 tháng 3 âm lịch hằng năm

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..?

Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa.

Cổng Tam Quan Chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Cổng Tam Quan Chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên hà Nam
Tòa Tam Quan Chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên hà Nam

Giới Thiệu lịch sử Chùa Long Đọi Sơn Di Sản

Chùa Đọi Sơn hay có tên chữ đầy đủ Sùng Thiện Diên Linh Tự, tương truyền vào thời Lý chùa có tên gọi là Long Đội Sơn, sau sang thời Hậu Lê chùa đổi tên thành Đọi Sơn như ngày nay. Là ngôi chùa cổ có niên đại hơn 900 năm được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông, đến năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), đời vua Lý Nhân Tông và hoàng hậu Thái hậu Vương Phi Ỷ Lan đã cho trùng tu mở rộng khuôn viên lên ,đặc biệt là xây dựng gôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh. Đến mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thì được hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122) nhà vua mở hội khánh thành chùa tháp.

Nhà văn bia do Trần Nhân Tông chỉ định làm vào mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121)
Nhà văn bia do Trần Nhân Tông chỉ định làm vào mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121)
Lư hương đá tại Tổ Đường chùa Đọi Sơn
Lư hương đá luôn nghi ngút hương khói tại Tổ Đường chùa Đọi Sơn

Kiến trúc chùa Đọi Sơn

Chùa Đọi Sơn có diện tích 10.000 m2 nằm trên núi Đọi cao 79m trên mực nước biển, quanh chân núi có 3 dòng sông và chín giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ dưới cổng chùa quý khách bước lên gần 500 bậc thềm mới lên được cổng Tam Quan cổ kính của ngôi chùa. Đi vào trong hành lang nhà cổ với hàng chân tảng đá trống cột gỗ với các vị La Hán được tạo khắc vô cùng thuần khiết.

Bậc thềm đá lên chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Hơn 400 bậc thềm đá lên chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Hành lang vào chùa Đọi Sơn vẫn giữ được hàng chân tảng đá cổ và tượng La Hán qua thời gian lịch sử
Hành lang vào chùa Đọi Sơn vẫn giữ được hàng chân tảng đá cổ và tượng La Hán qua thời gian lịch sử
Nhà tổ đường chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Nhà tổ đường chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam

Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cang Hộ pháp bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm..Trải qua nhiều thời kỳ bị phá hủy do giặc xâm lược, chiến tranh kiến trúc của chùa Đọi Sơn bị phá hủy nhiều đặc biệt có tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia đá được đích thân vua Trần Nhân Tông chỉ đạo chỉ đạo Thượng Thư Bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn thư bia đá. Mặt trước của bia có nội dung chữ Hán ca ngợi công lao của vua Lý Nhân Tông và Thái Úy Lý Thường Kiệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặt sau bia có nội dung ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc, việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang và khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa.

Bia đá cổ Sùng Thiên Diên Linh Duy Tiên Hà Nam
Bia đá cổ Sùng Thiên Diên Linh Duy Tiên Hà Nam hơn 900 năm
Bảo vật quốc gia bia đá Sùng Thiện Diên Linh chạm linh vật rồng thời Lý tại chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Bảo vật quốc gia bia đá Sùng Thiện Diên Linh chạm linh vật rồng thời Lý tại chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Chân tảng đá kê cột gỗ chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Chân tảng đá kê cột gỗ chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Tháp lăng mộ trụ trì tại chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Khu vực tháp lăng mộ các vị trụ trì tại chùa Long Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam

Ngôi chùa cổ xưa nhất Việt nam ở đâu..?

Lễ hội chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam vào ngày nào

Gắn với chùa Đọi là lễ hội chùa Đọi, một lễ hội Phật giáo lớn nhất trong vùng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 19 đến 21 tháng 3 âm lịch hằng năm, là nơi thu hút hàng ngàn lượt khách khắp nơi đến chiêm bái và vãn cảnh chùa..

Lễ hội chùa có các nghi thức rước kiệu, rước nước, tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật, tưởng nhớ các vị vua Lý những người đã có công mở mang xây dựng chùa, tháp. Về phần hội, có nhiều trò chơi dân gian và các giải thể thao quần chúng. Lễ hội chùa Đọi đã góp phần tôn thêm sự linh thiêng của núi Đọi để sông Châu – núi Đọi mãi là biểu tượng của Hà Nam.

Lễ hội chùa Long Đọi Sơn vào ngày nào
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn vào ngày 9 đến 21 tháng 3 âm lịch hằng năm
Lễ hội chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam
Lễ hội chùa Đọi Sơn Duy Tiên Hà Nam

Hướng dẫn đường đi đến chùa Đọi Sơn

Từ Hà Nội, chúng tôi theo quốc lộ 1A (đi đường cũ) tới thị trấn Đồng Văn của tỉnh Hà Nam rồi rẽ trái theo hướng đi thị trấn Hòa Mạc chừng 8km là đến chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi, tên chữ Diên Linh Tự (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên). Tương tự nếu bạn đi cao tốc thì xuống ở nút giao Vực Vòng.

 

Bài viết liên quan

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là ai ?

Giới thiệu về đền Đông Cuông Đền Mẫu Đông Cuông ở đâu..? Đền Mẫu Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông còn có tên là Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Đền[...]

Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai
Đền Kỳ Cùng tả phủ Lạng Sơn thờ ai

Thuyết minh về đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền kỳ cùng ở đâu – Đền kỳ cùng tả phủ thờ ai..? Đền Kỳ Cùng Tả Phủ hay còn gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, hiện nay thuộc đường Trần Đăng Ninh, phường Vĩnh Trại, Thành phố[...]

Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai
Đền tranh ninh giang hải dương thờ ai

Đền tranh ở đâu – Đền tranh Ninh Giang Hải Dương thờ ai..? Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh Đệ Ngũ Giám Sát Tôn Quan, tọa lạc tại bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là vị thần cai quản vùng[...]

Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?
Lễ hội côn sơn – kiếp bạc vào ngày nào ở đâu thờ những ai..?

Giới thiệu về côn sơn – kiếp bạc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam gắn liền với các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc như 3 lần chiến thắng của Nhà Trần trước quân Nguyên Mông ở[...]

Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024
Lễ hội đền Đình Chèm tổ chức ngày bao nhiêu năm 2024

Đình Chèm ở đâu..? Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giới thiệu về đình Chèm Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm là ngôi đình cổ lâu đời nhất của Việt Nam tọa lạc tại làng chèm, thụy phương, từ[...]

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Lễ hội miếu bà chúa xứ diễn ra vào thời gian nào Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Thuyết minh giới thiệu nguồn gốc lễ hội bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang Vào thế kỷ XVIII, trên núi[...]

Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu
Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu ở đâu

Giới thiệu thuyết minh lịch sử sự tích Chùa Dâu Chùa Dâu ở đâu Chùa Dâu ở Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia đây là vùng Dâu, thành Luy Lâu, được coi là trung tâm phật giáo lâu đời nhất của Việt Nam xưa. Đây cũng là khu vực[...]

Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu
Lễ Hội Chùa Đọi Sơn ngày nào, Chùa Đọi Sơn ở đâu

Chùa Đọi Sơn ở đâu..? Chùa Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa. Giới Thiệu[...]