Hướng đặt mộ, hướng đặt khu lăng mộ xấu là những điều không ai mong muốn. Việc xây dựng, sửa sang mộ phần cho tổ tiên, ông bà cha mẹ và người thân đã khuất là hành động đẹp thể hiện tình cảm, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên ông bà, những người đã khuất…Tuy nhiên việc thực hiện các bước sao cho đúng phong tục, không phạm phải điều tối kị đem lại vận đen, vận xấu lại ít người biết được.
Xem thêm :
- Báo giá lăng mộ đá đẹp Ninh Bình rẻ đẹp nhất hiện nay.
- Tổng hợp nghi lễ cải táng bốc mộ thường, cách xử lý khi bốc mộ kết như thế nào..?
- Ý nghĩa của mộ đá trắng trong đời sống tâm linh tổ tiên từ xa xưa.
- Kích thước chuẩn phong thủy các loại bàn thờ thiên, thờ thần tài, thổ địa phổ biến hiện nay.
- 30 Mẫu mộ người theo đạo công giáo, thiên chúa giáo đẹp nhất.
I. Hướng mộ xấu, hướng đặt khu lăng mộ xấu cần tránh theo phong thủy ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu đời sau
Các yếu tố về phong thủy âm trạch ảnh hưởng trực tiếp tới sự yên ổn, công thành danh toại của đời sau. Do vậy, mỗi khi bắt tay vào xây dựng mộ phần cho người quá cố, cần phải đặc biệt lưu ý cách chọn nơi xây, chọn hướng và chọn thế đất xây mộ để hợp với phong thủy cũng như hợp với vận mệnh của người đã chết.
Thứ nhất là vị trí đặt mộ : 2 huyệt sau được xem là xấu cần lưu ý tránh khi xây sửa đặt mộ phần.
- Huyệt bần (Khổ, nghèo, con cháu không phát được): Có dòng nước chạy thẳng vào huyệt mộ.
- Huyệt hèn (Con cháu không có địa vị trong xã hội): Không có đồi núi, gò bao quanh. Có dòng nước chảy qua nhưng ở phía sau vị trí đặt huyệt mộ.
Thứ hai là hướng đại hung cần tránh :
Định hướng cho mộ phần cũng quan trọng như định hướng xây nhà. Cần tránh các phương vị Hoàng Tuyền và Không vong. Đây là những phương vị xấu, gây hao tổn tài sản, khiến cho con cháu đời sau khuynh gia bại sản.
Hướng đặt mộ hợp phong thủy là hướng có phần Khí thuần, không pha tạp âm khí. Phải đúng pháp độ theo thuật lập hướng của Huyền Không phong thủy, tránh đặt bia mộ lệch lạc. Thêm vào đó hướng mộ không hợp với cung mệnh tuổi của người đã khuất sẽ mang đến những điềm không may mắn, đại hung cho gia đình dòng tộc vì vậy cần chú trọng việc xem tuổi và cung mệnh của nguời đã khuất như sau:
Người đã khuất sinh năm Dần/Ngọ/Tuất: Đại kị hương Bắc và nên chọn hướng đặt mộ theo hướng Đông hoặc Tây thì đẹp.
Người đã khuất sinh năm Thân/Tí/Thìn: Đại kị hường Nam, nên chọn hướng Đông và Tây thì tốt.
Người đã khuất sinh năm Tị/Dậu/Sửu: Đại kị hướng Tây, nên chọn hướng Nam hoặc Bắc thì tốt.
Người đã khuất sinh năm Hợi/Mão/Mùi: Đại kị hướng Tây, nên chọn hướng đặt mộ theo hướng Nam hoặc Bắc thì tốt.
II.Những điều tối kị cần tránh khi xây sửa khu lăng mộ, cải tạo khu mộ cổ mà ít người biết
1.Địa hình khi xây sửa mộ:
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy mà quá trình xây mộ cần phải hết sức lưu ý. Bạn nên tránh những điều kiêng kỵ sau:
- Không nên xây mộ ở dưới những đường dây điện cao thế vì nhiều người cho rằng việc làm này sẽ làm suy giảm vận thế.
- Không nên đắp phần đất lên ngôi mộ quá cao, vận thế của gia chủ khó mà phát triển được.
- Trên vùng đất định xây mộ mà có lớp xi măng hoặc đá sỏi là điềm xấu, gia chủ sẽ khó kiếm tiền, tiền thu không đủ chi tiêu, nên suy xét lại vùng đất xây mộ trong trường hợp này.
2.Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng như nào đến việc xây mộ, cải tạo mộ đá:
Ở những vị trí bạn muốn xây mộ hãy để ý đến ánh sáng mặt trời, vì mộ thuộc cực âm, rất cần nguồn năng lượng chiếu tới, cho nên bạn hãy chọn những vùng đất có ánh sáng mặt trời chiếu đến ít nhất từ sáng sớm đế 1h chiều. Tuyệt đối tránh những khu vực quá thiếu ánh sáng, ánh mặt trời không thể chiếu tới sẽ làm ngôi mộ trở nên u ám, sầu đau, dễ mang lại nhiều u uất , buồn phiền ảnh hưởng đến con cháu trong cuộc sống, làm ăn.
3.Điểm ranh giới với các khu mộ, ngôi mộ khác khi cải táng mộ
Bạn hãy lưu tâm đến điều này, cho dù vùng đất đó có diện tích nhỏ. Hãy làm những đường ranh giới nhất định để khẳng định diện tích của ngôi mộ nhà mình, vì theo quan điểm tâm linh những ngôi mộ không có ranh giới sẽ dễ bị những hiện tượng xâm lấn, xích mích.
Ngoài ra bạn hãy làm một cổng ra – vào ngôi mộ, những mẫu mộ đẹp chắc chắn phải là những mẫu có lối đi lại, điều này sẽ giúp gia chủ được thăng tiến, con đường công danh rộng mở.
4.Cỏ dại, cây cối mọc quanh mộ có ảnh hưởng như nào?
Điều tưởng đơn giản ít người chú ý đến nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu. Những mộ phần tốt thường có cây cỏ tốt, điều này rất hay gặp ở những ngôi mộ kết. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc để những loại cây cỏ dại mọc xum xuê bao chùm hết lên ngôi mộ vì nếu như chúng mọc lan lên tận đỉnh của mộ nhà sẽ vô tình trở thành hung tướng, người nhà sẽ dễ mắc bệnh, sức khỏe suy yếu.
5.Nước quanh khu mộ, ảnh hưởng không ngờ của nước đến khu lăng mộ
Nước là một trong những yếu tố quan trọng của phong thủy, bạn không nên chọn vùng đất xây mộ là nơi dòng nước ngưng đọng, nước tù vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh khí của cả gia đình, gây những vận hạn xui xẻo cho con cháu tỏng dòng họ.
III. Chất liệu xây dựng khu lăng mộ, khu lăng tẩm của dòng họ bền đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay
Theo quan niệm mộ phần chính là nhà của người đã khuất, nhà cửa có khang trang sạch đẹp thì con người với vui vẻ ấm no trần sao thì âm vậy, chính vì vậy việc chú trọng chất liệu xây mộ là vô cùng quan trọng. Mộ sau khi sửa sang xong trong vài năm đã hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến con cháu, nhiều trường hợp mộ hỏng hoặc đổ vỡ chính là điềm báo không tốt cho vận mệnh con cháu trong dòng họ.
Dưới đây là gợi ý một số chất liệu tốt để xây dựng mộ, cải tạo khu lăng mộ cho dòng họ;
1.Mộ đá granite ( đá hoa cương):
Đá hoa cương: Đá hoa cương hay được gọi là Granite không phổ biến ở Việt Nam mà thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là loại đá vô cùng cứng, khó chạm trổ nên thường để bóng, vân đá chủ yếu là các hạt tinh thể gắn hết với nhau chặt chẽ, tùy vào từng màu sắc của từng loại tinh thể. Loại đá này có màu sắc phong phú đa dạng như màu trăng, đen, tím… rất sang trọng.
2.Mộ đá xanh:
Đá xanh: có kiểu dáng và màu sắc đẹp, phân bổ chủ yếu ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Là loại có đặc tính mịn, cứng, nặng, không giòn vỡ, không thấm nước vì vậy được dùng phổ biến và rất chuộng. Có màu sắc cổ kính nên loại đá này không chỉ phù hợp với xây lăng mộ đá, cổng đá, lư hương đá,…. mà còn được dùng để xây các công trình tâm linh khác như chùa chiền, đền thờ, miếu thờ như lan can đá, cuốn thư đá nhà thờ, đèn đá,…..
Đá xanh còn chia làm 2 loại là đá xanh Thanh hóa và đá xanh rêu Nghệ An mỗi loại đều có độ bền bỉ và vẻ đẹp khác nhau.
3.Mộ đá trắng :
Đá trắng: Với màu sắc đặc biệt nên loại đá này ít được điêu khắc nhưng lại sự trang trọng, thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Tuy có đặc tính gần giống với đá xanh nhưng không được sử dụng phổ biến bằng do màu sắc nổi bật, giá thành cao hơn, khó gia công hơn nhưng đem lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế. Đá trắng thường được sử dụng cho khu mộ tổ bằng đá, mộ đá công giáo……