Chọn vị trí đặt mộ – tư vấn cách chọn đất đặt mộ hợp phong thủy - Mộ đá đẹp Ninh Bình

Chọn vị trí đặt mộ – tư vấn cách chọn đất đặt mộ hợp phong thủy

Ngày nay vấn đề chọn vị trí để đặt lăng mộ, chọn miếng đất hợp phong thủy để làm mộ và một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.Bởi vì xây dựng lăng mộ, mồ mả là một vấn đề lớn trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.

Quy tập các ngôi mộ trong gia đình, dòng họ vào một khuôn viên chung đang là một xu thế trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.Điều này giúp cho việc thăm viếng, cúng bái và sửa chữa sau này được đồng bộ và nhanh chóng, tiết kiệm.

Chọn vị trí đặt mộ dựa vào thế đất

Trước đây thì việc chọn được một mảnh đất rất dễ dàng vì còn nhiều đất hoang, có thể xí phần đề làm nơi chôn cất.Tuy nhiên hiện tại thì diện tích đất ngày càng eo hẹp, có khi phải mua với giá rất cao đối với những mảnh đẹp, có thế đất đẹp và lối đi vào thuận tiện.

Khi xem đất làm mộ cần để ý các vấn đề sau :

– Chọn đất làm mộ thì nhất thiết phải có “thủy tụ” (đất có dòng nước chảy quanh), tiếp theo là phải có “tàng phong” (thu giữ gió).
Gần phía trước khu đất nếu có sông chảy hoặc ao hồ thì rất tốt, phía sau khu mộ nên có núi hoặc đồi dựa lưng.Bởi vì theo phong thủy những việc này giúp giữ sinh khí cho lăng mộ.
– Sau khi tìm được long mạch chân khí còn phải nhận biết được đúng địa huyệt. Triều sơn ở phía trước, thủy khẩu phải chầu bái vào xung quanh chân long mới giữ được sinh khí. Tìm được chân long, xác định được đúng long huyệt mới giữ được long linh thiêng, trên thì thừa hưởng Thiên quang, dưới thì giữ được địa khí mới làm cho phúc ấm của con cháu thịnh vượng mãi mãi.
– Dựa vào địa hình tổng thể để lựa chọn vị trí đẹp nhất : Thông thường nơi sinh khí tích tụ đa phần có cảnh sắc tươi đẹp, sông núi hữu tình, nếu không có con mắt tinh tường sẽ không thể nhìn thấy được.
– Một việc rất quan trọng nữa là phải cân được phúc đức của dòng họ. Phúc phận của dòng họ như thế nào phải đặt vào khu Địa huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không phải cứ thấy con Long to mà ham đặt huyệt mộ dòng họ vào đó, bởi nhiều khi không hợp hoặc không tụ đủ phúc mà lợi bất cập hại.

Không nên đặt mộ tại những vị trí nào

– Một là núi trọc: Trên núi trọc, đất đai khô nứt nẻ, mạch khí tàng ẩn trong đất đã cạn kiệt do vậy không thể an táng được.
– Hai là nơi núi đứt gãy: Đất là cội nguồn của sinh khí, có đất rồi mới có khí. Nếu tại khu vực sơn mạch bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên hay con người, đường sinh khí bị đứt gãy, không thể an táng được.
– Ba là núi không dừng : Sinh khí sẽ dừng lại theo sự biến đổi của thế đất. Nơi thế núi đi thẳng không dừng lại không thể chọn làm nơi an táng. Bởi thông thường khi ta quan sát những dãy núi chạy dài, phần nào thấy đỉnh núi còn nhọn, địa thế hiểm trở tức là nơi Long mạch còn đang đi, chưa thể ngưng nghỉ để kết huyệt được.

Sau khi chọn được vị trí đất cần làm lễ

Dù đã chọn được mảnh đất tốt, chọn được vị trí đặt mộ đẹp nhưng sau khi mua đất xong nhất thiết phải làm “lễ mua đất”, thuê thầy phong thủy để làm lễ cúng bái. Bởi vì theo quan niệm phong thủy thì đất chọn người chứ không phải người chọn đất.Cần làm lễ tạ để mọi việc sau này được thuận buồn xuôi gió.

Bài viết liên quan

Văn khấn chùa Duyên Ninh – Sắm lễ đi chùa Duyên Ninh Ninh Bình
Văn khấn chùa Duyên Ninh – Sắm lễ đi chùa Duyên Ninh Ninh Bình

Kinh nghiệm đi chùa Duyên Ninh Ninh Bình  Sắm lễ đi chùa Duyên Ninh Ninh Bình Tùy vào điều kiện của mỗi người sắm lễ cầu duyên khi đến chùa Duyên Ninh có thể tham khảo các lễ vật phẩm dưới đây: Mâm hoa quả: thường mâm gồm nhiều loại hoa quả như 5 loại,[...]

Chùa Duyên Ninh cầu duyên ở đâu thờ ai..?
Chùa Duyên Ninh cầu duyên ở đâu thờ ai..?

Chùa Duyên Ninh cầu duyên ở đâu..? Chùa Duyên Ninh (hay còn gọi là chùa Thủ) nằm trong quần thể di tích đặc biệt Cố Đô Hoa Lư nay thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Địa chỉ: 7VJV+XRX, Tràng An, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình). Chùa[...]

Lễ hội phủ Tây Hồ tổ chức ngày nào – Lịch mở cửa Phủ Tây Hồ – Phủ Tây Hồ mở đến mấy giờ
Lễ hội phủ Tây Hồ tổ chức ngày nào – Lịch mở cửa Phủ Tây Hồ – Phủ Tây Hồ mở đến mấy giờ

Lễ hội phủ Tây Hồ tổ chức ngày nào..? Lễ Hội Phủ Tây Hồ mở hội tế lễ vào 2 ngày chính hàng năm là mùng 3 tháng 3 âm lịch (là ngày giỗ của công chúa Liễu Hạnh) và 13 tháng 8 âm lịch. Người dân sẽ tổ chức lễ rước kiệu các Mẫu[...]

Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu – Phủ Tây Hồ thờ ai – Sự tích Phủ Tây Hồ
Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu – Phủ Tây Hồ thờ ai – Sự tích Phủ Tây Hồ

Địa chỉ phủ Tây Hồ ở đâu..? Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ năm trên bán đảo nhô ra của làng Nghi Tàm nên có cảnh quan vô cùng thanh tịnh và trong lành. Đến triều Nguyễn bà được nhà[...]

Bài văn khấn phủ Tây Hồ – Sắm lễ Phủ Tây Hồ – Phủ Tây Hồ cầu gì..?
Bài văn khấn phủ Tây Hồ – Sắm lễ Phủ Tây Hồ – Phủ Tây Hồ cầu gì..?

Phủ Tây Hồ cầu gì..? Phủ Tây Hồ là một di tích tâm linh được xây dựng rất lâu đời tại Hà Nội. Hàng năm có hàng triệu lượt du khách tới thăm quan du lịch và đặc biệt theo quan niệm dân gian Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài lộc, sức khỏe và[...]

Văn Khấn Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai chuẩn đầy đủ nhất
Văn Khấn Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai chuẩn đầy đủ nhất

Văn Khấn Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai chuẩn đầy đủ nhất Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu. Con kính lạy Tứ phủ Công[...]

Lễ Hội Đền Bảo Hà Ông Hoàng Bẩy Lào Cai Tổ Chức Ngày Bao Nhiêu..?
Lễ Hội Đền Bảo Hà Ông Hoàng Bẩy Lào Cai Tổ Chức Ngày Bao Nhiêu..?

Lễ Hội Đền Bảo Hà Ông Hoàng Bẩy Lào Cai Tổ Chức Ngày Bao Nhiêu..? Lễ hội đền Bảo Hà Ông Hoàng Bẩy Lào Cai được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch hằng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của Danh tướng Hoàng Bảy ( hay còn gọi Thần Vệ Quốc Hoàng Bẩy) người[...]

Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai ở đâu..?
Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai ở đâu..?

Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà Lào Cai ở đâu..? Đền Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà nằm tại chân đồi Cấm thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là ngôi Đền có diện tích 8,36 ha bên tả ngạn sông Hồng có từ thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) gắn liền[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *